Hoa quả
Kỹ thuật nhân giống và tạo hoa giấy nhiều màu
Hoa giấy là loài hoa đẹp, biết cách trồng và chăm sóc, cây sẽ cho hoa quanh năm và có dáng thế đẹp.
Nhân giống và phát triển loài hoa này có ba cách là chiết, giâm cành và ghép mắt. Độc giả Dương Quốc Đệ sẽ chia sẻ kinh nghiệm nhân giống và tạo hoa giấy nhiều màu bằng cách giâm cành, đây là phương pháp vừa dễ làm, nhanh, tiện lợi lại cho hiệu quả cao nhất:
Trước tiên, thời vụ giâm tốt nhất là đầu mùa thu (thời tiết mát, ít mưa) và hai tháng đầu mùa xuân (thời tiết ấm áp, cành giâm ra rễ nhanh, chồi mầm phát triển mạnh). Có thể giâm cành hoa giấy trực tiếp ngoài đất liền hoặc trong chậu cảnh, song yêu cầu đất phải lên luống cao, chậu phải có lỗ thoát nước.
Đất giâm đảm bảo đủ các thành phần theo tỷ lệ: 3 phần đất màu, 1 phần cát, 1 phần trấu và phân chuồng hoai mục, tất cả trộn đều, đảm bảo lớp đất tổng hợp này dày 20 - 30 cm. Cành giâm, chọn cành bánh tẻ (cành đã ra được 1- 2 năm), những cành này trong thân nhiều chất dinh dưỡng, sức sống khỏe, chóng ra rễ, mầm nảy ra mập, phát triển nhanh, tỷ lệ nảy mầm và sống cao hơn cành già.
Mỗi đoạn giâm cắt dài 20 cm, đảm bảo có ít nhất từ 2 mắt trở lên. Đầu phía gốc cành cắt hơi vát, phía ngọn cắt bằng, vết cắt gọn không bị dập, xước vỏ. Cắt xong bôi vôi vào mặt cắt phía gốc để chống nhiễm khuẩn, còn đầu ngọn buộc kín nilon để chống thoát nước. Khi giâm vào chậu đặt cành giâm chính giữa, nghiêng với góc 15 độ, sâu 10 cm. Giâm ngoài đất, cách đặt như trong chậu với khoảng cách cành nọ cách cành kia là 20cm.
Sau khi giâm xong tưới nước đẫm cho chặt gốc, làm giàn che nắng, mưa bằng phên liếp hoặc lá đảm bảo thoáng mát. Hai ba ngày tưới nước nhẹ một lần giữ độ ẩm vừa phải cho cây là được, tưới nhiều nước, độ ẩm lớn làm cành giâm bị thối vỏ, không ra rễ được. Khi thấy cành nẩy mầm thì bỏ giàn che để cây có đủ ánh sáng phát triển. Với cách làm trên, chịu khó chăm sóc đúng kỹ thuật, chỉ sau 2 - 3 tuần cành giâm sẽ nẩy mầm và ra rễ, đảm bảo kết quả trên 95%, sau hơn một tháng có thể đem trồng luôn vào chậu và sau 1 năm ta đã có.
Cách làm để hoa giấy ra nhiều màu
Việc "chế tạo" một cây bông giấy có nhiều màu không đến mức khó lắm, miễn là các bạn phải kiên trì và có hiểu hiết về chiết ghép một chút là có thể làm được. Để có một cây bông giấy ghép các bạn cần tiến hành một số bước sau:
Chuẩn bị gốc ghép:
muốn có cây làm gốc ghép các bạn sưu tầm một cây bông giấy có gốc tương đối lớn một chút (để chúng có đủ sức gánh trên mình nhiều cành ghép của những giống khác), nếu gốc cây ấy lại có vẻ xù xì, dáng cổ thụ thì lại càng quý. Sau khi có cây làm gốc ghép, các bạn dùng cưa cắt bỏ phần ngọn của cây này, chỉ để lại phần gốc dài khoảng trên dưới 1 m (tùy theo gốc lớn hay nhỏ và dáng thế các bạn định tạo sau này), trồng vào một chậu lớn, bón thêm phân, tưới giữ ẩm khoảng một tháng sau phần gốc này sẽ mọc ra nhiều tược mới xung quanh, tỉa bỏ bớt chỉ để lại một số tược ở vị trí thích hợp. Khoảng 1-2 tháng sau khi tược mới lớn cỡ điếu thuốc lá là có thể ghép được.
Chuẩn bị giống để ghép:
Khi những tược mới trên cây làm gốc ghép đạt được tiêu chuẩn ghép thì các bạn sưu tầm những cây bông giấy có màu hoa, màu lá đẹp mà mình ưa thích để làm giống ghép lên gốc ghép đã được chuẩn bị.
Thao tác ghép:
Khi có đủ cả cành giống và gốc ghép các bạn thực hiện như sau: dùng lưỡi dao lam (dao cạo râu) cắt bỏ phần ngọn của các tược mới ra trên gốc ghép, chỉ để lại phần gốc dài khoảng 10 cm (để dễ hiểu tạm gọi mỗi tược này là một "gốc ghép").
Trên cây cần lấy giống chọn cành bánh tẻ hơi non, có độ lớn tương đương hoặc nhỏ hơn một chút so với "gốc ghép", cắt lấy một đoạn dài 7-10 cm (trên có 4-5 lá, tạm gọi phần này là "cành ghép"), lấy kép cắt bỏ hết là trên "cành ghép".
Tại vị trí cách gốc của "gốc ghép" 3-4 cm, dùng lưỡi dao lam cắt vạt xéo một nhát từ trên xuống dưới (vào sâu 1/3 độ lớn của "gốc ghép"), vết cắt này dài khoảng 2 cm (tạo thành một "miệng ghép"). Tiếp theo dùng lưỡi lam cắt vạt xéo hai nhát ở hai phía đối diện ở phần gốc của "cành ghép" tạo thành hình nêm (vết cắt dài khoảng 2 cm).
Luồn phần hình nêm của "cành ghép" vào "miệng ghép" trên "gốc ghép" rồi dkín cảùng dây nilon quấn vừa đủ chặt, cuối cùng dùng bao nilon bao cành ghép và chỗ ghép để chỗ ghép không bị nước xâm nhập và cành ghép không bị khô mất nước. Che nắng hoặc đưa cây ghép vào chỗ mát. Sau ghép 10-15 ngày khi cành ghép lẩy tược mới thì tháo bỏ bao nilông và dây nilông quấn ở chỗ ghép. Sau ghép vài tháng là cây ra hoa.
Có thể ghép làm nhiều đợt, mỗi đợt vài màu, các bạn sẽ tạo ra một cây bông giấy nhiều giống. Khi những cành ghép trưởng thành chúng sẽ ra hoa đồng loạt với màu sắc khác nhau từ đỏ đậm, đỏ lợt, tím đậm, tím lợt, tím Huế, hồng cánh sen, đến trắng, vàng, vàng cam, vàng gạch cua rất đẹp và lạ mắt.
Theo Dương Quốc Đệ / Vnexpress
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó