Hoa quả
Kỹ thuật trồng bưởi da xanh và bưởi đỏ hiệu quả
Bưởi da xanh và bưởi đỏ là 2 loại bưởi được trồng phổ biến nhất, trái to tròn màu đậm, múi bưởi mọng nước với mùi thơm với đặc trưng, cho năng suất cao.
Giống bưởi da xanh
Giống bưởi đỏ
Để có những trái bưởi to thơm ngon cần phải có những kỹ thuật trồng như:
Nhiệt độ: để cây bưởi sinh trưởng và phát triển tốt thì nhiệt độ thích hợp từ 23-29 độ C.
Ánh sáng: Cường độ ánh sáng thích hợp là tương đương nắng sáng lúc 9 giờ.
Nước: Cây bưởi cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả nhưng cũng không chịu ngập úng. Trong mùa nắng và những ngày khô hạn trong mùa mưa, cần phải tưới nước để duy trì sự phát triển nhanh của cây. Độ mặn trong nước tưới không quá 0,2% (2g/lít nước).
Đất trồng: Đất phải có tầng canh tác dầy ít nhất là 0,6 m, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, pH nước từ 5,5-7, có hàm lượng hữu cơ cao >3%, mực thủy cấp thấp dưới 0,8 m.
Thời vụ trồng: Bưởi Da xanh trồng được quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới, thời điểm thích hợp nhất vào tháng 5–6 dương lịch hàng năm. Cũng có thể trồng vào cuối mùa mưa nếu có đủ điều kiện tưới trong mùa nắng.
Đất trồng cao đào hố ngang mặt đất và đắp vồng để dễ tưới trong mùa nắng, mùa mưa phá vồng để cây khỏi bị úng nước và bị chảy khi úng. Quanh vườn nên đào mương rộng từ 1,5 – 2m, sâu 1-1,2m và đắp bờ cao; mương nội đồng rộng từ 0,5-1m, sâu 0,8-1m. Nếu đất chua cần bón vôi để nâng pH = 5,5 – 6. Nên chú ý đặt cống để điều tiết nước.
Hố trồng bưởi đào theo hình vuông, kích thước 0,6×0,6m. Khoảng cách trồng 4 m x 4m . Trong 3, 4 năm đầu, có thể trồng xen những loại cây ngắn ngày, cây dược liệu.
Nên trồng bưởi xanh và bưởi đỏ vào đầu mùa mưa, khi xuống giống nên tỉa bớt lá. Cây giống khi trồng nên đặt thẳng đối với cây có nhánh phân bố đều. Đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán.
Cây mới trồng, bón lót 10kg phân chuồng, 0,5kg phân lân, 0,2kg vôi. Lượng phân bón tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây:
+ Cây 1 – 3 năm tuổi, bón 1 – 3kg NPK (16-16- 8), 0,5 – 1kg super lân.
+ Cây 4 -6 năm tuổi, bón 4 -7kg NPK (16 – 16 -8), 0,5 – 1kg super lân.
+ Cây 7 -9 năm tuổi, bón 8 -15kg NPK (16 -16 -8), 0,5 – 1kg super lân.
- Hướng dẫn cách bón phân cho bưởi da xanh và bưởi đỏ như sau:
+ Cây từ 1-3 tuổi: phân bón nên pha vào nước, tưới định kỳ 1 – 2 lần/tháng.
+ Cây từ năm thứ 3 trở đi, bón 4 lần/năm, bón theo tán cây với lượng phân bón cho mỗi gốc: lần 1, sau khi thu hoạch, bón 10kg phân chuồng kèm 1/3 lượng phân NPK. Lần 2, trước khi ra hoa 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK. Lần 3, sau khi đậu trái 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK. Lần 4, trước khi thu hoạch 1 – 2 tháng, bón 1 – 2kg Kali.
Thường xuyên phải làm sạch cỏ, tỉa bỏ các cành vượt, cành sâu bệnh. Tưới dặm nếu nắng gắt, thoát nước khi bị úng. Tỉa bớt hoa quả vào năm bưởi da xanh và bưởi đỏ chúng ra quá nhiều, làm cho bưởi kiệt sức. Thu hoạch tập trung và tăng cường phân bón vào những năm được mùa.
Phương pháp phòng trừ sâu bệnh ở bưởi da xanh và bưởi đỏ:
+ Bệnh thối gốc, chảy mủ: Gây chảy mủ trên gốc, thân, cành phần lớn do nấm Phythopthora spp. Đừng để úng nước, phun Aliette 2,5%, Ridomil 2%.
+ Bệnh loét: Triệu chứng gây hại là có vết lõm sâu, lan nhanh do sâu vẽ bùa. Phòng trừ bằng cách vệ sinh vườn, trừ sâu vẽ bùa, khi hoa đậu trái phun thành phần vôi 1%, làm 3 lần, cách nhau 10 – 15 ngày.
+ Sâu vẽ bùa :sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn lá còn non.
+ Bọ xít xanh hại quả :bọ xít chích hút nước quả, làm quả chai sần và rụng. Nên phòng trừ, cấy các ổ kiến vàng vào thân cây.
+ Sâu đục thân cành: Sâu đục rỗng thân cành gây chảy mủ, cành chết. Sâu đùn mạt cưa ra ngoài miệng hang. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các cành bị hại nặng trước lúc sâu lột xác thành con trưởng thành, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục, dùng móc sắt bắt sâu.
Theo Tin Nông Nghiệp
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó