Hoa quả
Kỹ thuật trồng cây sấu cho năng suất cao
Sấu là cây ăn quả ở vùng nhiệt đới với bộ lá xanh tốt quanh năm, được người dân thành thị, nông thôn trồng nhiều để lấy quả và tạo bóng mát.
Hướng dẫn nhân giống
Chọn những quả chín vàng ở cây sấu từ 7 - 10 năm tuổi cho năng suất cao, ổn định. Ngâm quả trong nước sạch khoảng 5 - 7 ngày cho thối rữa hết thịt quả. Dùng rổ tre thưa và cát khô chà sát hết phần thịt quả, hong khô hạt trong bóng râm. Sau đó ngâm hạt trong nước nóng, khoảng 540 C trong 5 - 10 phút để khử nấm bệnh và kích thích nảy mầm. Tiếp tục ngâm nước lạnh từ 18 đến 24 giờ, đãi sạch nước chua nhớt, ủ hạt trong cát ẩm 75 - 80% trong 20-30 ngày, hạt sẽ nút nanh. Đem hạt vào gieo ở các túi bầu nilon có kích cỡ 5 x 10cm với đất bột nhiều màu, đất phù sa 50% + 50% phân chuồng hoai mục ở độ sâu 3 - 4cm. Đặt bầu ươm cây con vào vườn ươm, bầu cách bầu 10cm, che 50-70% ánh sáng trực tiếp. Sau khi cây mọc cao: l5-20cm có 2-4 lá thật chuyển sang bầu nilon kích thước 15 x 30cm với hỗn hợp giá thể 50% đất + 50% phân chuồng hoai mục, tiếp tục che 50-70% ánh sáng trong 15 - 20 ngày, đặt khoảng cách bầu là 30cm, sau đó bỏ bầu che nắng và chăm sóc bình thường đến khi xuất vườn.
Trước khi xuất vườn khoảng hai tháng, tiến hành đảo cây, chặt đứt bộ rễ cái để kích thích cây ra nhiều rễ phụ sau này đem trồng không bị chột. Ở giai đoạn này, cây con thường nhiễm bệnh lở cổ rễ nếu bị mưa nhiều, để phòng tránh nên phun định kỳ 10 - 15 ngày/lần bằng các loại thuốc Anvil 5SC hoặc Valiacin.
Kỹ thuật trồng sấu
Sấu là loại cây không kén đất, nhưng nên chọn trồng ở vùng đất cát pha, thịt nhẹ có tầng dày dưới 1m, mực nước ngầm hơn 1m. Muốn trồng sấu lấy quả phải trồng dày với khoảng cách hàng cách hàng 5 - 7m, cây cách cây 2-3m. Sau khi sấu được 5-6 năm tuổi, nên tỉa bớt những cây không sai quả. Hố trồng có kích thước 0,8 - 1m, bón mỗi hố 20-30kg phân chuồng hoai mục + 0,2kg lân; Đặt bầu cây con vào sao cho cổ rễ ngang với mặt đất, giậm chặt chung quanh cách gốc 15-20cm cho khỏi vỡ bầu, tưới đẫm nước cho mỗi cây từ 3-5 lít. Duy trì độ ẩm cho cây từ 75-80% trong 20 ngày đầu để cây khỏi chết. Khi cây cao từ 0,8-1m nên bấm ngọn, nếu trồng sấu làm cây bóng mát thì bấm ngọn ở độ cao 1,8-2m. Mỗi cây giữ 3-4 cành tỏa đều ra bốn hướng tạo thành bộ khung vững chắc cho cây sấu trưởng thành sau này.
Hướng dẫn cách bón phân cho cây sấu
- Giai đoạn cây dưới 5 tuổi, bón 2-3 tháng/lần, mỗi lần 0,2kg đạm + 0,1kg kali + 0,1kg lần.
- Giai đoạn cho thu hoạch quả bón kết hợp tỉa cành la, phòng sâu bệnh sau khi thu hái quả: từ 20-30kg phân chuồng + 0,2-0,3kg đạm + 0,5-1 kg lân + 0,1 - 0,2kg kali. Bón thúc hoa vào tháng 1, mỗi cây 0,2-0,3kg đạm + 0,2-0,3kg kali. Bón thúc quả vào tháng 4, mỗi cây 0,2 - 0,3kg đạm + 0,3-0,5kg kali.
Chú ý bón khi trời mưa ẩm hoặc sau khi tưới nước, vị trí bón theo hình chiếu của tán cây.
Theo Báo nhân dân điện tử
Từ khóa: hướng dẫn kỹ thuật trồng sấu ăn quả, cách trồng sấu ăn quả cho năng suất cao, kinh nghiệp trồng cây sấu, cơ sở sản xuất sấu ăn quả, cơ sở cung cấp cây sấu giống, cung cấp hạt giống
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó