Hoa quả
Kỹ thuật trồng cây sơ ri
1. Chọn đất và chuẩn bị đất trồng cây sơ ri
Sơ ri chủ yếu được trồng ở vùng Gò Công, trên đất cát giồng xa biển, đã đào ao lên nền vườn. Tiến hành cày hoặc cuốc lật 1-2 lần, sau đó phóng tuyến đào hố với khoảng cách 5 x 5m. Hố có kích thước 30 x 30cm + 5-7 kg phân hữu cơ 150g super lân.
2. Chọn giống và phương pháp nhân giống cây sơ ri
Chọn cây 3-7 tuổi khỏe để làm giống.
a. Chiết cành:
Chọn cành sát mặt đất, vỏ chuyển màu nâu, bẻ gập ngước cho gãy phần lõi nhưng vẫn còn dính lại phần vỏ. Nhúng vết gãy vào dung dịch 2,4 D nồng độ 40-60 phần triệu và bó đất vào bọc nilon lại sau 1-5 tháng, cắt ra cho vô bầu đợi đem trồng mới.
b. Giâm cành:
Cắt các cành mới hoá nâu thành đoạn 20-25cm; nhúng vào dung dịch 2,4D nồng độ 40-60 phần triệu trong 15-20 phút. Sau đó đem giâm ở vườn giâm, khoàng cách giâm 12 x 12cm (70 cành/m2). Tưới nước giữ ẩm mỗi ngày.
Sau 1-5 tháng bứng cây cho vào bầu đem trồng.
3. Trồng và chăm sóc cây sơ ri:
a. Thời vụ:
Tốt nhất nên trồng vào tháng 5-6. chậm nhất là qua tháng 7. sau khi trồng, dựng cây nọc để buộc cây sơri vào cho cây đứng thẳng.
Nếu có nguồn nước tưới trong mùa nắng, có thể trồng vào cuối tháng 10 đến hết tháng 11.
b. Làm cỏ, bón phân, xới xáo:
Trong thời gian cây chưa giao tán, cần làm cỏ định kỳ hoặc trồng xen rau màu để hạn chế cỏ.
Bón phân theo công thức sau: (g/cây)
Tuổi |
Urê |
Super lân |
Clorua, Kali |
0 |
100 |
75 |
25 |
1 |
650 |
400 |
170 |
2 |
850 |
500 |
220 |
3 |
1000 |
650 |
250 |
4 |
1400 |
800 |
350 |
5 |
1800 |
900 |
450 |
6-7 |
2000 |
1200 |
500 |
8 trở đi |
2200 |
1400 |
550 |
4. Phương pháp bón phân cho cây sơ ri
– Cây chưa có trái
+ Bón Super lân 1 lần vào và dầu mùa mưa.
+ Bón thúc Urê và Kali chia làm 3 lần.
– Cây đã có trái:
+ Bón super lân 2 lần vào đầu và giữa mùa mưa.
+ Bón thúc Urê và Kali chia làm 5 lần theo 5 đợt hoa.
Mỗi đợt, Urê và Kali chia làm 2 kỳ: kỳ đầy lúc cây vừa đậu trái, kỳ sau ngay sau lúc thu hoạch rộ.
Kết hợp phân bón với xới xáo dưới gốc cây.
5. Tăng tỷ lệ đậu trái
Pha 2,4D (thuốc trừ cỏ lúa) nồng độ 40-50 phần triệu, cách pha:
+ Pha một muỗng canh đầy 2,4D trong một lít nước.
+ Pha một muỗng canh dung dịch trên trong 1 bình 8 lít nước. Phun ướt đều cây lúc cay trỗ hoa rộ.
6. Tưới vào mùa khô:
Nếu không tưới vào mùa khô, cây sẽ không ra hoa đậu trái.
Nếu có tưới, có thể thu hoạch trong mùa khô 1-4 vụ tùy vào khả năng.
Tuy nhiên, càng cho cây nghỉ, không ra hoa đậu trái 1,5-2 tháng/năm để dưỡng sức cây.
7. Điều chỉnh ra hoa trái đợt rộ:
Có 2 biện pháp:
a. Bơm nước (không bị nhiễm phèn, mặn) tưới dẫm cây vào tháng 4, trước khi có mưa đầu mùa 10-15 ngày, cây sẽ ra hoa không trùng đợt rộ.
b. Khi cây ra hoa đầu mùa mưa, hủy bỏ đợt hoa này bằng cách:
– Dùng chà quơ cho rụng hoa.
– Phun Urê nồng độ 2/100.
– Không phun 2,4D.
Sau đó, bón thúc 1 đợt phân, cây sẽ ra hoa đợt tiếp theo không trùng với đợt rộ.
8. Tỉa cành – tạo tán
+ Cây cao 0,3m: bấm đọt, chừa 3-4 cành tược khỏe mạnh.
+ Cây cao 0,8m: bấm đọt, chừa 4-6 cành tược trên mỗi cành tược cấp 1.
+ Khi cây cao 2-2,2m: luôn phát đọt không cho cây cao thêm.
Cây quá già, uốn cành xuống để dễ thu hoạch.
9. Phòng trừ sâu bệnh
– Rếp sáp, rệp muội: Khi phát hiện phun Methyl Parathion, Sherzol, Bi 58, Azodrin, diazinon,… nồng dộ 1/600-1/800. phun khi thu hoạch xong cây không còn trái.
– Sâu đục thân: Phòng bằng cách tạo tán cho vườn râm, chặt cành sau tiêu hủy, phun Bi 58.
Kỹ thuật trồng cây ăn quả Việt Nam
Từ khóa: hướng dẫn trồng cây sơ ri đem lại năng suất cao, cách trồng cây sơ ri, mua bán hạt giống cây sơ ri, mô hình trồng cây sơ ri, vườn cây sơ ri
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó