Hoa quả
Kỹ thuật trồng cây xoài đài loan
Xoài Đài Loan là loại cây ăn quả dễ trồng, ít chăm sóc và khả năng đậu quả cao hơn so với nhiều các giống khác. Để đạt được chất lượng tốt nhất, bà con nên chú ý một số kỹ thuật trồng cây xoài Đài Loan hiệu quả.
Xoài Đài Loan được trồng phổ biến ở nhiều nơi với những ưu điểm vượt trội như: có thể ra quả ngay sau năm đầu tiên trồng. Quả to, trọng lượng trung bình 1-1,5kg. Đặc biệt là cùi dày, hạt mỏng, ăn có vị ngọt đậm. Xoài Đài Loan có thể ăn xanh hoặc chín đều mang hương vị tuyệt vời.
Kỹ thuật trồng cây xoài Đài Loan dưới đây sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về cách trồng và cách chăm sóc tốt nhất cho giống xoài này.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoài đài loan:
Xoài Đài Loan cần được trồng ở đất tơi, mục với vị trí tương đối cao, đảm bảo cây được đủ độ ẩm.
Hố trồng: có đường kính 80cm, với độ sâu 50 – 60cm. Khoảng cách giữa các hố tuỳ theo từng giống cùng điều kiện đất đai và độ dốc của quả đồi. Tốt nhất, xoài Đài Loan được trồng với khoảng cách 5x6m, 7x7m hay 8x8m.
Cách chăm sóc cây xoài đài loan:
Bón phân: cần bón 20 – 30 kg phân chuồng hoai mục cho mỗi hố trồng. Đối với dất đồi chua có thể bón thêm cho mỗi hố 0,5 – 1,0 kg lân cùng 0,5 – 1,0 kg vôi bột. Khi cây đã phát triển tốt thì tiến hành bón thúc NPK với tỷ lệ 10:10:20 và lượng bón cần được tăng dần theo hàng năm.
Mỗi năm cần có 2 lần bón phân chủ yếu là vào thời điểm trước khi ra hoa và sau khi đã thu hoạch quả. Nếu năm nào cây sai quả thì cần bón thêm1 lần bón thúc cho quả đạt chất lượng tốt.
Phòng trừ sâu bệnh hại cây xoài đài loan:
Đối với rầy xanh, bà con nên phòng trị bằng cách dùng bẫy đèn khi rầy chưa đẻ trứng, hoặc tiến hành phun nước xà phòng 5g/l vào lúc cây đang ra hoa, phun cách 2 – 4 ngày/lần.
Đối với các loại rệp như: rệp sáp, rệp dính. Chúng chích hút nhựa ở những lộc non, ở các nhánh hay ở cuống quả xoài. Bà con cần sử dụng Supracid 0,1%, hay Hostathion nồng độ 0,2%, hoặc Polysulfua canxi 0,50 bômê để phun diệt trừ rệp.
Đối với sâu đục thân, đục cành: cần dùng bẫy đèn để diệt sâu trưởng thành. Có thể tiêm vào lỗ đục các loại thuốc có tính xông hơi mạnh như Methyl parathion, hoặc Diazinon,… và tiến hành bịt các lỗ bị đục bằng đất sét hoặc cắt bỏ cành bị sâu đục sau đó đem đốt để diệt thành phần sâu non.
Đối với loại ruồi đục quả: cần được phòng trừ bằng cách phun Azodrin 0,1%, Bassa 0,25% hoặc Bi58 0,1% hay có thể dùng bả dẫn dụ ruồi bằng các loại quả như dứa, cam, quýt, chuối chín, chất Methyleugienol trộn cùng với thuốc sát trùng không có mùi hôi (Furadon, Azodrin, Malattion…) để làm bẫy để diệt.
Thu hoạch
Tuỳ theo mục đích sử dụng mà bà con tiến hành thu hoạch quả. Nếu sử dụng xoài tại chỗ thì nên để quả chín vàng trên cây, quả lúc này đã đạt chất lượng cao. Còn nếu phải mang đi xa hay xuất khẩu thì cần phải hái quả sớm hơn, đó là khi quả đã già (lúc này vai quả đã vượt xa đầu núm, quả đã phồng lên, và chiều dày tăng). Nên hái quả vào những ngày nắng ráo và nên cắt quả vào lúc trời râm mát.
Phun Azodrin 0,1%, Bassa 0,25% hoặc Bi58 0,1% để ngăn ròi đục quả
Trong quá trình bảo quản cũng như vận chuyển, quả xoài dễ bị bệnh thán thư hoặc thối cuống. Do vậy, để có thể ngăn ngừa các bệnh này cần dùng nước nóng 52 độ C ngâm trong 15 phút, sau đó ngâm thêm 3 phút nữa trong dung dịch 2 – 4% NaB4O7 rồi vớt ra. Cũng có thể bảo quản bằng xe lạnh ở nhiệt độ 5,5 – 11 độ C, có độ ẩm không khí 85 – 90% thì có thể bảo quản quả xoài được 4 – 8 tuần. Sau đó lấy ra và để ở điều kiện có nhiệt độ bình thường trong phòng để thúc cho quả được chín. Làm như vậy sẽ giúp được quả giữ màu sắc cùng phẩm chất tươi ngon vốn có.
Theo Cây ăn quả gia Nguyễn
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó