Hoa quả
Kỹ thuật trồng Cúc vạn thọ Pháp
Do cùng họ hàng nhà cúc (Asteraceae) với cúc vạn thọ ở ta nên về cách trồng và chăm sóc cũng không có sự khác biệt nhau nhiều lắm.
1/ Trồng trong giỏ tre hoặc chậu:
Chuẩn bị đất: Đất cho vào trong bầu nilon để gieo hạt giống và cho vào những giỏ tre, chậu... để trồng cây cúc sau này là một hỗn hợp bao gồm 1 phần đất tốt mặt vườn được trộn đều với 2 phần phân chuồng đã được ủ kỹ cho thật hoai mục và 4-5 phần tro trấu đã được ngâm dưới mương nước qua một đêm cho hết chất độc hại cho rễ. Để diệt kiến và những côn trùng cắn phá hạt các chị có thể trộn thêm một ít thuốc hạt như Regent, Padan, Furadan vào hỗn hợp này.
Do cúc vạn thọ là cây dễ bị nấm bệnh từ đất trồng tấn công nên nếu lượng đất trồng của các chị cần không nhiều lắm thì các chị nên xử lý đất trước khi sử dụng bằng cách dùng dung dịch Formol pha với nước theo tỷ lệ cứ 5 phần Formol 40% pha với 100 phần nước, phun tưới lên đống đất rồi trộn đều cho đất hơi âm ẩm, sau đó dùng bạt nilon phủ kín trong 2-3 ngày rồi mở ra khoảng một ngày cho bay hết mùi Formol sau đó mới cho vào bầu nilon để gieo hạt hoặc giỏ, chậu để trồng cây.
Gieo hạt giống:
Đất gieo hạt phải tơi xốp, nhuyễn thoát nước nhanh và để rễ phát triển tốt, đất phải sạch để tránh gây bệnh cho cây con. Hỗn hợp đất gồm 3 phần, tro trấu phải xả nước nhiều lần để giảm độ mặn, đất cát hoặc đất gò mối hay xơ dừa và phân chuồng ủ hoai. Hỗn hợp trên trộn theo tỷ lệ 10:4:1.
Có thể dùng túi nilon, bằng lá chuối hay bầu giấy kích thước bầu 6cm x 8cm, bầu được đặt cách mặt đất 20-25cm. Giàn đỡ bầu phải có kẽ hở để thoát nước tốt. Sau khi chuẩn bị bầu xong, cho gieo hạt vào bầu và tưới nước cho ẩm, sau 3-5 ngày hạt sẽ nảy mầm hết, giai đoạn này cần che nắng cho cây con. Sau 5 ngày thì bắt đầu nhấc giàn che cho cây con phát triển, sáng nhấc giàn che ra đến 10h đậy lại. Sau 10 ngày thì nhấc giàn che hoàn toàn để cây phát triển tốt. Trong giai đoạn này chú ý khi tưới cần tưới nhẹ, hạt nước nhỏ tránh làm xay xát cây con.
Trồng cây:
Sau 15-17 ngày sau gieo thì cấy cây con ra giỏ, đối với vạn thọ lùn thì giỏ trồng có đường kính 20-25 cm, vạn thọ cao thì giỏ trồng có đường kính 25-30cm, dùng túi nilon có đường kính thích hợp lót trong giỏ, chú ý là nhớ cắt đáy để thoát nước. Đất trồng trong giỏ được trộn như sau: 300kg đất cát pha thịt + 300 kg phân chuồng hoai nhuyễn + 10 kg bánh dầu xay nhuyễn, tỷ lệ trên dùng cho 1000 giỏ trồng, chú ý giỏ chỉ vô đất khoản ½ giỏ, phần còn lại khi bón thúc sẽ đầy.
Sau khi chuẩn bị giỏ trồng xong, tiến hành trồng cây con vào, chú ý chỉ lấp đất tới cặp lá mầm và trồng vào buổi chiều mát. Trong 3 ngày đầu chỉ tưới phun sương trước khi trời nắng gắt để cây chịu đựng tốt. Sau đó tưới mỗi ngày 3 lần vào sáng sớm (tưới nhiều), 10h sáng tưới lần 2 và 16h chiều tưới lần 3 (2 lần sau tưới ít, vừa đủ). Nếu gặp trời mưa hoặc thấy nhiều nước cần phải xới xáo cho đất trong giỏ thoáng và thoát nước nhanh.
Chăm sóc: Dùng phân NPK (loại 20-20-15) bón cho cây bằng cách hòa khỏang 2 muỗng canh phân cho một thùng tưới lọai 10 lít rồi định kỳ tưới khỏang 5-7 ngày một lần. Khi cây bắt đều có nụ hoa thì tăng cường thêm phân Kali để hoa lâu tàn, mầu sắc của hoa rực rỡ hơn.
2/ Trồng trên luống đất:
- Trước khi trồng phải cuốc xới phơi đất cho khô sau đó đập nhỏ, nếu không có điều kiện phơi khô đất thì phải băm nhỏ đất. Lên liếp hình mai rùa, rộng khoảng 0,8-1,0 mét. Bên trên rải một lớp phân hữu cơ mục dầy khoảng 3-5 cm rồi trộn đều phân vào lớp đất mặt. Khi cây giống đã được gieo ươm (như đã nói ở phần trên) đủ tuổi thì đưa ra trồng. Mỗi liếp trồng 2 hàng cách nhau khỏang 40 cm, cây cách cây khỏang 40 cm.
- Trong mùa khô hoặc gặp những đợt hạn kéo dài trong mùa mưa hàng ngày phải tưới nưới giữ đủ ẩm cho cây. Về phân bón cũng hòa phân vào nước tưới cho cây như cách trồng trong chậu, giỏ tre. Sau khi trồng khỏang 5-7 ngày thì bấm đọt để cây ra nhiều nhánh mới, tạo cho cây có tán đẹp và có nhiều bông sau này. Khi cây sắp có nụ hoa thì dùng phân bón qua lá Growmore (lọai 10-30-30) xịt định kỳ mỗi tuần một lần để kích thích cho cây ra bông, bông lớn, đẹp, mầu sắc rực rỡ. Cúc vạn thọ không kén đất lắm, nhưng tốt nhất là đất thịt nhẹ, có nhiều mùn. Tránh trồng trên đất nhiễm phèn, mặn.
Tưới nước hàng ngày đảm bảo đất luôn đủ ẩm. Nhớ không được tưới nước vào lúc trời nắng to. Không tưới nước vào buổi chiều tối tạo ẩm ướt vào ban đêm dễ làm cho cây cúc bị bệnh. Dùng giỏ tre hoặc chậu (tùy theo sở thích của mình) có đường kính khỏang 25-30 cm, cao khoảng 25-30 cm. Sau đó cho hỗn hợp đất trồng vào (thấp hơn mép giỏ, chậu khoảng 5-7 cm) rồi trồng vào mỗi chậu một cây giống. Đưa chậu bông ra chỗ có nắng để cây có điều kiện sinh trưởng, phát triển tốt. Gieo mỗi bầu đất 1 hạt, đưa bầu giống lên giàn, kệ phía trên có mái che. Sau khi cây mọc 5-7 ngày thì dỡ dần giàn che cho cây giống làm quen dần với nắng.
Sau mọc khỏang 2 tuần có thể đem cây giống trồng vào giỏ, chậu...trước khi trồng vài ngày nên phun xịt một đợt thuốc trừ sâu, bệnh cho cây giống.
Kỹ trồng hoa vạn thọ
Từ khóa: hướng dẫn trồng cây hoa vạn thọ pháp, cách chăm sóc hoa vạn thọ pháp, kỹ thuật ươm giống hoa vạn thọ pháp, mô hình trồng hoa vạn thọ pháp, cung cấp giống hoa vạn thọ pháp, mô hình trồng hoa vạn thọ pháp, vườn hoa vạn thọ pháp đẹp
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó