Hoa quả
Kỹ thuật trồng dưa lê lai F1 Kim hoàng hậu
I. Đặc điểm giống dưa lê lai F1 Kim hoàng hậu
Dưa lê Kim hoàng hậu Là giống lai F1 thế hệ mới do tập đoàn East West Seed lai tạo và sản xuất tại Thái Lan. Giống có khả năng sinh trưởng, phát triển khỏe, thích ứng rộng. Miền Nam trồng được quanh năm, miền Bắc trồng vụ xuân và vụ thu đông. Thời gian sinh trưởng: 62-65 ngày (tùy thời vụ).
Trái có hình tròn hơi oval, vỏ trơn khi chín màu vàng kim, trái đồng đều, trọng lượng trái 1,7-2,5 kg. Thịt trái màu vàng cam, ăn rất ngon, giòn và ngọt.
Giống dưa lê Kim hoàng hậu được nông dân ưa chuộng
II. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng dưa lê lai F1 Kim hoàng hậu
Chuẩn bị đất trồng dưa lê lai F1 Kim hoàng hậu:
-Làm sạch cỏ, cày bừa đất tơi xốp, lên luống thoát nước, bón 30-50 kg vôi/1.000 m2.
-Lên liếp kết hợp bón lót và phủ bạt, liếp đơn rộng 0,8-1,0 m, liếp đôi rộng 2,7-3,0 m.
Khoảng cách trồng: Cây cách cây 0,4 m. Chuẩn bị hạt giống: Lượng hạt cần cho 1.000m2 đất trồng: 55g (khoảng 1.700 hạt).
Hướng dẫn cách ngâm ủ hạt dưa lê lai F1 Kim hoàng hậu:
Ngâm hạt vào nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) trong 3-4 tiếng rồi vớt ra, để ráo, gói vào khăn ẩm sạch, ủ ấm 24-30 tiếng, thấy hạt nứt nanh thì đem gieo. Có thể gieo trực tiếp ra ruộng hoặc gieo vào bầu. Nếu gieo vào bầu, khi cây con được 2 lá mầm thì cấy ra ruộng (sau gieo 3-4 ngày).
Bón phân: Tùy thuộc vào điều kiện đất đai và mùa vụ trồng để lựa chọn loại phân và liều lượng bón cho thích hợp. Dưới đây là lượng phân bón tham khảo cho 1.000 m2: Bón lót: 75-80 kg NPK 16-16-8, kết hợp với phân hữu cơ và các loại phân vi lượng theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất.
Hướng dẫn cách bón thúc cho dưa lê lai F1 Kim hoàng hậu:
Sau khi gieo 18-20 ngày, bón 30 kg NPK 16-16-8. Chú ý: Tuyệt đối không phun chất kích thích sinh trưởng GA3 hoặc các loại thuốc có chất điều hòa sinh trưởng khác. Không dùng phân bón lá và bón phân đạm (urê) ở giai đoạn trái nuôi trái.
Hướng dẫn cách Tỉa cành và chọn trái dưa lê lai F1 Kim hoàng hậu:
15 ngày sau khi gieo: Tỉa bỏ các chồi ở các nách lá phía dưới đốt thứ 7. -30 ngày sau khi gieo: Tiến hành cắt bỏ chồi, bấm ngọn dây chính. Để lại ba dây nhánh ở đốt thứ 7, 8 và 9. Từ các trái ở trên ba dây này sẽ chọn để lại một trái. Sau khi chọn trái thì cắt bỏ các chồi phụ và bấm ngọn dây nhánh để cây thông thoáng, dễ quản lý sâu bệnh hại và tập trung dinh dưỡng nuôi trái.
Phòng trừ sâu bệnh: Sâu vẽ bùa: Diệt trừ bằng các loại thuốc Trigard, Voliam Targo… Côn trùng chích hút như bọ trĩ, rầy nhớt, bọ phấn trắng: Diệt trừ bằng các loại thuốc như Confidor, Radian, Actara… Dùng luân phiên các loại thuốc để tránh kháng thuốc, không nên pha trộn nhiều thuốc để phun.
Để phòng trừ bệnh hại cần chú ý bón phân đầy đủ và cân đối, trồng với mật độ vừa phải, vệ sinh đồng ruộng cho thông thoáng, làm đất tơi xốp, thoát nước tốt, kịp thời cắt bỏ và tiêu hủy phần cây bị bệnh để tránh lây lan.
Bệnh chết cây con: Phun Ridomil gold. Bệnh thối thân, thán thư: Phun Copper B, Aliette, Antracol, Topsin, Ridomil gold, Amista, Mancozep. Bệnh nứt thân chảy nhựa phun Revus opti, Score. Bệnh phấn trắng dùng Anvil, Score, Dithand M-45, Anvil, Tilt super, Daconil…
Theo Công ty phát triễn kỹ thuật Vĩnh Long
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó