Hoa quả
Kỹ thuật trồng hoa huệ trắng tại đồng bằng sông Cửu Long
Trong thời qua, một số nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long đã vươn lên thoát nghèo nhờ trồng cây hoa huệ trắng trên nền đất lúa kém hiệu quả. Kỹ thuật trồng hoa huệ trắng không khó lắm nhưng để đạt hiệu quả kinh tế cao cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Chọn giống
- Hiện nay ở Việt Nam, dựa vào đặc điểm của hoa thì chia thành 2 giống, đó là:
+ Huệ đơn (còn gọi là huệ sẻ, huệ ta): Cây có thân thấp, cánh hoa nhỏ, hoa chỉ có 1 lớp cánh nhưng có hương thơm rất đậm, thường nở hoa trên cây.
+ Huệ kép (còn gọi là huệ tứ diện, huệ trâu, huệ tàu): Cây có thân cao, mọc khỏe, hoa dày, có nhiều lớp cánh và phát hoa dài hơn huệ đơn nhưng hương thơm kém hơn.
- Dựa vào tiêu chuẩn củ trồng được chia ra 4 loại như sau:
+ Củ lớn: Có đường kính từ 3- 4 cm; xuống giống khoảng 2- 3 tháng cho bông.
+ Củ trung bình: Có đường kính từ 2- 3cm; xuống giống khoảng 4- 5 tháng cho bông.
+ Củ nhỏ: Có đường kính nhỏ hơn 2 cm; xuống giống khoảng 6- 7 tháng cho bông.
- Cách chọn và tồn trữ củ huệ giống: Chọn củ đã trồng từ vụ trước, đào lên tồn trữ vào mùa khô (nếu không đào lên thì khi trồng lại vụ tới sẽ cho bông nhỏ hơn). Khoảng 1 tháng trước khi thu củ giống (tháng 12 âm lịch) phải phòng trừ rệp sáp ở ngoài ruộng bằng cách cắt bớt lá, rải thuốc trừ rệp sáp, sau đó đào củ lên, cắt bỏ bớt rễ và nhúng vào thuốc trừ rầy, rệp sáp (Bassa 50 EC, Actara 25 WG, Megashield 525 EC…). Đặt củ dưới bóng râm mát, nên để củ một lớp cho thoáng thì củ huệ ít bị hỏng.
2. Chuẩn bị đất trồng
Cây huệ trắng cần trồng nơi trảng nắng vì thiếu ánh sáng cây cho ít hoa, phát hoa ngắn và cong quẹo, cây dễ bị nhiễm bệnh.
Chuẩn bị đất: Cày xới, phơi đất kỹ. Lên liếp cao 30- 40 cm và rộng 1,2m; rãnh 0,4-0,5 m.
3.Cách trồng
Trước khi trồng phải lặt bớt rễ và các tàn dư thực vật trên củ. Tùy theo mục đích muốn thu hoạch hoa đồng loạt hay nhiều đợt mà chọn trồng một loại củ hay nhiều loại củ. Cần khoảng 100- 150 kg củ huệ giống cho 1.000 m2.
Mật độ trồng 20cm x 20cm có ưu điểm là sau này cho củ giống nhiều nhưng khó chăm sóc. Mật độ trồng: 40cm x 40cm, ưu điểm dễ chăm sóc nhưng về sau không cho củ giống nhiều.
Trồng củ huệ sâu từ 2- 3cm dưới mặt đất, nếu trồng cạn thì mau cho thu hoạch bông nhưng bông ngắn.
4. Chăm sóc
- Tưới nước: Trồng xong phải tưới nước ngay, ngày tưới 02 lần (sáng sớm và chiều mát). Trồng sau 02 tháng bắt đầu xây ngù; từ xây ngù đến cắt bông khoảng 1 tháng. Thời gian từ xuống giống cho tới thu hoạch khoảng 3- 5 tháng tùy loại củ.
Cây hoa huệ yêu cầu về nước là rất quan trọng, phải thường xuyên tưới nước, đồng thời xới đất và làm cỏ. Nên dùng tô, chậu nhỏ múc nước tạt từ dưới rãnh lên trên cây huệ thì ngoài việc cung cấp nước cho cây còn có tác dụng rửa trôi nhện đỏ ở mặt dưới của lá. Không nên tưới huệ bằng máy bơm nước vì hạt nước rơi xuống mạnh dễ làm dập gẫy lá; cũng không nên tưới bằng bình tưới có vòi hoa sen, vì cả 2 phương pháp tưới này chỉ làm ướt mặt trên của lá huệ mà không rửa trôi được nhện đỏ nằm ở mặt dưới của lá.
- Bón phân (cho 1.000 m2 kể cả liếp và rãnh)
Bón lót: 100 kg phân hữu cơ đã hoai mục + 10 kg DAP. Trước khi trồng nên rải một lớp rơm mỏng (hoặc tro trấu + xơ dừa) để giữ ẩm cho đất.
Bón thúc lần 1 (30 ngày sau khi trồng): 10 kg phân DAP + 10 kg phân Urê; rải gốc.
Bón thúc lần 2 (20 – 25 ngày sau trồng – gần xây ngù): 5 kg Urê + phun thêm phân KNO3; rải gốc.
Bón thúc lần 3 (sau khi thu bông): Bón 10 kg phân DAP + 10 kg Urê.
Chú ý: Trước khi bón phân phải làm sạch cỏ cho huệ; khi bón phân quan trọng nhất là phải nhìn vào màu sắc của lá mà có thể tăng giảm lượng phân cho phù hợp.
5. Thu hoạch
Có thể thu hoạch ở 2 thời điểm: lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Thu hoạch lúc trời nắng hoặc để lâu không ngâm nước, bông huệ sẽ bị hở yếm do đó phải vạt gốc lại và ngâm nước.
Lần đầu tiên dùng dao bén cắt xéo bông gần sát củ, để nước không đọng trong cọng hoa dễ làm thối củ.
Từ lần 2 trở đi dùng chân đạp giữ gốc huệ, tay nắm cọng bông huệ ở phía dưới giật mạnh ngang mặt đất bông sẽ rời ngay khớp. Nếu bông ngã bị cong thì buộc lại cho thẳng. Nên ngâm bông vào nước sạch, không nên pha phèn chua vào nước để ngâm sẽ làm bông hueejh bị nhầy gốc và chóng tàn. Nếu để bông chưng thì cách ngày phải vạt gốc và thay nước thì sẽ chưng được nửa tháng.
6. Phòng trừ sâu bệnh
Khoảng 1 tháng sau khi trồng, cây huệ dễ bị nhện đỏ tấn công trên lá; từ 3 – 4 tháng trở đi dễ bị rệp sáp phá hại các bộ phận của cây. Có thể phòng, trị bằng các loại thuốc sau: Kelthan 20 EC, Comite 70EC, Basudin 10 H.
Khoảng tháng 9- 10 mưa dầm, cây huệ dễ bị úng lá, thối củ, có thể ngừa bệnh bằng các loại thuốc như: Anvil 50SC, Topsin 70WP, Ridomil 72WP, Rovral, Aliette 80WP,…
Theo Lê Thị Thanh Hiền / Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó