Hoa quả
Kỹ thuật trồng hoa lan dendro
Hoa Lan Dendro được nhập từ Thái Lan về, được trồng phổ biến tại Việt Nam, hiện nay lan Dendro được nhiều người yêu thích vì loài hoa này có nhiều màu sắc khác nhau và cũng dễ chăm sóc hơn nhiều loài hoa cảnh khác.
Kỹ Thuật Trồng Lan Vũ Nữ - Oncidium
1. Thiết kế nhà lưới trồng hoa lan dendro
+ Hướng giàn lan : vấn đề này rất quan trọng bởi làm sao để vườn luôn luôn có đủ ánh sáng và bóng râm.
Ngày nay, có lưới nilon màu đen có tác dụng tản nhiệt và hạn chế ánh sáng mặt trời được bán rộng rãi trên thị trường nên rất thuận tiện.
+ Khung sườn giàn hoa lan : cần phải làm cho thật chắc chắn.
+ Trụ đứng: phải được dựng bằng sắt hoặc bê tông để bảo đảm thời gian dài, có thể chằng ngang dọc để vững hơn. Trụ phải cao khoảng 3-3.5m.
+ Giàn che nắng: sử dụng để che ánh sáng mặt trời trực tiếp. Thông thường làm bằng lưới nilon, cái này rất dễ sử dụng.
+ Giàn treo lan: để treo phong lan, tốt nhất làm bằng thép không rỉ hoặc gác bằng cây tầm vông, cây tre hay ống nước tròn để móc chậu lan vào. Giàn treo làm cao khoảng 1,8m để đi vào chăm sóc không bị đụng đầu.
Khi treo giò lan phải treo chậu cùng chiều dài, cái móc treo lan cũng phải có độ dài bằng nhau và trồng cùng độ tuổi, cùng loài phong lan để dễ chăm sóc. Treo lan phải ngay hàng thẳng lối thì trông mới đẹp.
+ Kệ để lan: cao cỡ 0,8 m có lỗ vừa bằng chậu, không tốn móc treo và tầm vông giữa giàn; còn để được nhiều chậu.
2. Yêu cầu sinh thái đối với loài hoa lan dendro
+ Nhiệt độ: Hoa lan Dendro thích hợp vùng khí hậu ấm áp. Ngày nhiệt độ 27-320C, ban đêm 16-180C. Nhiệt độ thấp dễ làm cây rụng lá.
– Ánh sáng: loài hoa này rất cần ánh sáng, lượng ánh sáng khoảng 70% ánh sáng mặt trời. Nếu cao quá làm cây bị cháy lá. Còn nếu thiếu sáng thì cây ốm yếu, lá mỏng, hoa nhỏ và có thể không ra hoa.
– Độ ẩm: cần khoảng 50-80%
– Độ thông gió: thông thoán, môi trường lúc nào cũng ẩm và mát mẻ để lan dễ phát triển. Nói chung ở đâu có mặt bằng ở đó có thể làm được lan. Có thể làm vòi nước phun sương, tưới nhiều nước hơn để giữ ẩm …
Hoa lan dendro nắng cấp cao
3. Kỹ thuật trồng cây lan dendrobium
Cây giống dendrobium mới mua về phải đặt ở vị trí thóang mát, và tiến hành phòng trừ nấm bệnh cho cây trước khi trồng.
Giá thể trồng thông thường trồng bằng than gỗ, vỏ thông, dớn, xơ dừa, gạch… Nhưng phải sát trùng trước khi trồng. Chậu thường dùng là chậu nhựa hoặc chấu đất
Cách trồng: Cách trồng Dendrobium phổ biến nhất hiện nay là trồng trong chậu. Trồng cây sát mép chậu và hướng chồi phát triển nằm phía trong. Trồng chặt và không bị lung lay.
Trồng trên thân cây: có thể trồng trên thân cây sống hoặc thân cây đã chết. Đối với cây sống trong quá trình trồng phải chú ý tán cây sao cho ánh sáng phù hợp với lòai lan được trồng. Đối với cây chết chọn các cây gỗ rồi cưa thành khúc sau đó bó các đơn vị lan vào thân gỗ và chăm sóc.
4. Kỹ thuật chăm sóc lan dendro
+ Tưới nước: lượng nước tưới tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và tuỳ theo mùa. Mùa nắng tưới 2 lần vào lúc sáng sớm và 3 giờ chiều, tưới ướt lá và giá thể là được.
+ Bón phân: chia 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn cây con: Từ cây mô mang ra vườn ươm đến khi ra vườn trồng sản xuất (từ 4-6 tháng)
Phân thường dùng:
+ Atonik dùng 2-6 giọt/lít nước
+ NPK 30-10-10 hoặc NPK 30-15-10 dùng 0.5g-1g/lít
+ Vitamin B1 dùng 1ml/lít
Phun định kỳ 2 lần trên tuần, có thể dùng phân NPK cùng vitamin B1 để tưới cho lan con.
5. Giai đoạn cây ra vườn sản xuất đến cây trưởng thành: giai đoạn phát triển mạnh nhất
Phân thường dùng:
+ Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước
+ NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít)
+ Vitamin B1 dùng 1ml/lít
+ NPK 30-15-10 dùng 1-1.5g/lít Phun định kỳ 5 ngày/ lần.
Cách dùng:
Phân NPK 30-15-10 kết hợp vitamin B1 phun 2 lần/tuần. Phun liên tiếp 2-3 tuần; sau đó phun 1 lần NPK 20-20-20; tiếp theo phun phân cá. Sau đó phun lặp lại phân 30-15-10 và Vitamin B1 như từ đầu.
Hơn nữa, có thể bón thêm vào gốc bằng phân Dynamic 5-7 cục/gốc.
Giai đọan cây chuẩn bị ra hoa và nuôi hoa:
Đây là thời kỳ liên quan đến quá trình hình thành mầm hoa, chất lượng và độ bền của hoa.
Loại phân thường dùng:
– NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít)
– Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước
– Vitamin B1 dùng 1ml/lít
– NPK 6-30-30 1g/l
– Phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện phun thuốc phòng định kỳ 7-10 ngày /lần. Có thể sử dụng luôn phiên thay đổi các thuốc khác nhau.
Thuốc trừ bệnh thường dùng là Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben
Thuốc sâu: Decis, Bassa, B thái lan…
Tag: cách trồng lan dendro ra hoa, hướng dẫn trồng lan dendro, nhân giống lan dendro, mô hình trồng lan dendro đem lại hiệu quả cao, giống lan dendro tốt, cung cấp giống lan dendro, lan dendro ra hoa đẹp, chăm sóc và nuôi dưỡng lan dendro, chăm sóc lan dendro, cung cấp lan dendro giống, mua bán lan dendro, trang trại sản xuất lan dendro, vườn lan dendro giống, trang trại cung cấp lan dendro giống, trai lan dendro giong
Theo Trang trại sản xuất lan dendro giống
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó