Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Hồng

Ngày đăng: 2015-12-12 04:10:52


Hồng là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất. Hồng là cây ưa sáng chịu hạn, chịu úng, thích hợp với các tỉnh miền núi, quả được sử dụng để ăn tươi, chế biến mứt, đồ hộp.

 

Các giống hồng hiện có:

Hồng Hạc Trì: Quả to, hình trái tim khi chín có màu đỏ thắm, có hạt, chín vào tháng 9, 10 là loại hồng giấm.

Hồng Thạch Thất: Quả to, không có cạnh góc, sai quả, chín vào tháng 11, 12 là loại hồng giấm.

Hồng Văn Lý: Quả nhỏ không hạt, thịt quả rắn, chín vào tháng 12,1; sai quả, thuộc loại hồng giấm.

Hồng Lạng Sơn: Quả nhỏ hình trái tim, thịt quả giòn, ngọt, không hạt, chín vào tháng 9,10; thuộc loại hồng ngâm.

Hồng Thạch Hà: Quả to, hình vuông nhưng rắn, không hạt, thịt quả nhũn, chín vào tháng 11,12; là loại hồng giấm.
 

 

2. Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Hồng:

Ngâm rễ: Chọn cây có năng suất cao, phẩm chất tốt, đào lấy những khúc rễ có đường kính 1 – 3cm, cắt thành từng đoạn dài 20 – 25cm, thời vụ ngâm vào tháng 12 và tháng 1.

Ghép mắt: Ghép theo kiểu chữ T hoặc của sổ mở, tời vụ ghép tháng 7,8.

Thời vụ trồng: trồng vào cụ xuân tháng 1,2.

Đào hố: Rộng 60 – 70cm, sâu 50-60cm, bón 20-30kg phân chuồng , 0,5 -0,8kg lân, 0,5kg vôi trộn đều với lớ p đất mặt và đưa xuống đáy hố sau đó lấp hố trước 1 tháng.

Khoảng cách: Cây cách cây : 6-8m, hàng cách hàng 7-8m.

Chăm sóc: Sau khi trồng cắm cọc định vị và tưới nước, hàng năm làm cỏ và bón bổ sung phân, lượng bón tuỳ theo tuổi và sản lượng cây - lượng phân bón như sau:

Với cây từ 1-5 tuổi bón 20-30kg phân chuồng, 2kg đạm , 2kg lân, 0,5 -1kg kali/1cây.
Với cây từ 5-10 tuổi: bón 30-40kg phân chuồng , 3kg đạm, 3 kg lân, 2kg kali/cây
Với cây từ 15 tuổi trở lên : bón 40-50kg phân chuồng , 4-5kg đạm , 4-5kg lân, 3kg kali/cây.

Cách bón: Bón làm 2 thời kỳ. Đón hoa và sau thu hoạch, đào rãnh rộng 30cm, sâu 20- 30cm theo hình chiếu của tám cây, bón xong lấp đất kín. Thường xuyên đốn tạo tán và cắt bỏ cành tăm.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây Hồng
Bệnh đốm tròn: Xuất hiện ở lá vào tháng 7,8,9; vết bệnh có màu xám sẫm, phòng trừ dùng Dithan, Boóc đô 1% phun lên lá.
Sâu dục quả: Phun sevin 0,1% hoặc paration 0,1% khi sâu xuất hiện.
Rệp sáp: Phun Bi58: 0,1% hoặc Diperec 0,1% khi có rệp.
 

 

3. Hướng dẫn cách thu hoạch - khử chát:

Sau khi quả chín thì tiến hành thu hái xong phải tiến hành khử chát bằng cách như sau:
Ngâm trong nước vôi loãng hoặc nước tro 3-4 ngày. Cứ 2 ngày thì lại thay nước.
Ngâm quả trong nước ấm 40-500C trong 36-48 giờ.
Với các loại hồng giấm sau khi ngâm xong thì tiến hành giấm bằng đất đèn hoặc lá xoan như giấm chuối.

 

Kỹ thuật trồng TTNN

 

Từ khóa: hướng dẫn trồng cây hồng, phương pháp trồng cây hồng ngọt, kỹ thuật trồng cây hồng cho năng suất cao, mô hình trồng cây hồng, cung cấp giống cây hồng, cung cấp giống hồng ngọt, cung cấp hạt giống hồng ngọt, thu mua giống hồng, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng không hạt






TIN TỨC KHÁC :