Hoa quả
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Thanh Long ruột tím MASK
Đặc điểm cây thanh long ruột tím MASK
Thanh Long ruột tím(MASK) là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao thuộc họ xương rồng, rất dễ trồng, dễ phá, dễ chăm sóc, có thể cho thu hoạch ở năm thứ 2 ngay sau khi trồng từ 10-12 tháng với sản lượng bói quả từ 7-10kg/trụ. Thời gian kinh doanh tương đối ổn định và có thể kéo dài tới 18-25 năm, năng suất quả thường ổn định vào năm thứ 3-4 tùy điều kiện chăm sóc, nếu chăm sóc tốt theo hướng canh tác sinh học bền vững có thể năm thứ 3 đã cho thu hoạch 40-60kg/trụ. Năng suất tối đa có thể đạt 75-80kg/trụ/năm.
Thanh Long ruột tím MASK có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các giống Thanh Long ruột đỏ(đài loan hay long định) hay ruột trắng đó là:
+ Chiều dài cành trung bình của thanh long MASK từ 70-80cm ngắn hơn so với cành thanh long ruột đỏ hay trắng nên khi làm trụ không cần làm cao quá 1,8m(60cm trôn xuống đất và 1,2m nổi mặt đất). Do đó tiết kiệm chi phí cố định làm trụ ban đầu. Mặt khác Các cành của MASK to hơn, thùy lá dày hơn gấp 2-3 lần so với các giống thanh long khác nên chống được gió bão tốt hơn.
+ Thanh long MASK có trọng lượng quả lớn hơn bất cứ giống thanh long đỏ hay trắng: Thanh long MASK có cành mập mạp, giàu dinh dưỡng nên khả năng nuôi quả rất tốt, quả to hơn so với thanh long đỏ hay trắng. Ngoài ra thời gian phát triển của quả trên giống MASK từ khi thụ phấn, thụ tinh(đậu quả) đến già chín là 32 ngày trong khi đó thanh long đỏ chỉ 28 ngày nên trọng lượng quả trung bình của MASK lớn hơn so với thanh long đỏ hay trắng.
+Thời gian thu hoạch quả của MASK kéo dài từ tháng 4 đến hết tháng 11 âm lịch trong khi đó thời gian thu hoạch của thanh long đỏ ngắn hơn do chúng ra hoa muộn và kết thúc thu hoạch sớm hơn. MASK phân hóa mầm hoa từ đầu tháng 3 âm lịch đến tháng 4 đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên, trung bình cứ 13-15 ngày thu hoạch 1 lần, 1 năm có thể thu 18-20 đợt quả.
+ Đặc tính ưu việt nổi trội của MASK so với các giống thanh long khác: Khi MASK phân hóa mầm hoa trên một cành thành thục(được nuôi từ 2,5-5 tháng) có thể có 5-10 mầm hoa phát triển đồng thời tuy nhiên chỉ một mầm hoa phát triển và đậu quả(hoa này có đặc tính: kích thước to nhất-tuổi sinh lý già nhất-hoa ra trước được tập trung dinh dưỡng), khi hoa này đậu quả các mầm hoa khác có độ tuổi sinh lý thấp hơn sẽ lập tức tự rụng sinh lý do đó trên 1 cành luôn chỉ có 1 quả phát triển(hiếm khi thấy 2 quả phát triển đồng thời) do đó quả trên cành của giống MASK sẽ có điều kiện tập trung dinh dưỡng nuôi quả, giảm tỷ lệ “mất trắng” quả trên cành. Điều này làm cho MASK có tỷ lệ đậu quả và giữ quả cao. Khi quả già chín và được thu hoạch thì hoa có kích thước to nhất trong số nhóm mầm hoa kế tiếp lại được giữ lại và thực hiện quá trình phát triển bình thường. Các giống thanh long khác có thể đậu cùng một lúc rất nhiều quả/cành, điều này làm cho dinh dưỡng về các quả bị hạn chế, đến một thời điểm nào đó cành kiệt quệ, các quả trên cành rụng hết dẫn đến hiện tượng “mất trắng” quả/cành, còn nếu giữ được quả thì quả thường rất nhỏ chỉ từ 200-400gr/quả. Trong khi đó trọng lượng quả trung bình của MASK lên tới 1kg. Mỗi cành thành thục của thanh long MAS có thể thu tới 5-6 quả/cành/năm.
+ Trọng lượng trung bình của quả: Từ khi ra hoa đến khi thu hoạch giống Thanh Long ruột tím kéo dài 30-33 ngày, các giống thanh long khác 28-30 ngày do đó khả năng tích lũy dinh dưỡng về quả của thanh long ruột tím là tốt hơn nên trọng lượng trung bình quả cao hơn có thể dao động 800-1000g/quả cá biệt có quả đạt trọng lượng 1,2-1,3kg/quả.
+ Đánh giá về chất lượng quả: Khi chín thịt quả có màu tím đậm như màu mực tím, dung dịch thịt quả đậm đặc, ăn ngọt mát, ngay khi quả chín kỹ thì thịt quả vẫn dẻo và khô không bị bở nát.
Thanh Long tím MASK khi chín có màu tím đậm, vị ngọt mát, không chua
Năng suất dự kiến của MASK qua từng năm canh tác theo kỹ thuật tiêu chuẩn của giống:
Năm |
Số cành mang quả(%) |
Tỷ lệ đậu quả |
Năng suất TB(kg) |
Thứ nhất (Bói quả) |
67-75 |
70 |
8-10 |
Thứ hai |
75-80 |
70 |
30 |
Thứ ba |
>80 |
75-80 |
40-45 |
Thứ tư |
80-90 |
75-80 |
45-60 |
Thứ năm |
80-90 |
75-80 |
70-75 |
Thứ sáu |
80-90 |
|
75-80 |
Ghi chú: Phân bón chăm sóc ưu tiên sử dụng sinh học hạn chế hóa học và BVTV hóa học
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Thanh Long ruột Tím MAS
Chọn đất trồng:
Thanh long MASK rất dễ trồng, không kén đất, có thể phù hợp nhiều loại đất, tuy nhiên để năng suất, chất lượng quả cao, nhanh cho thu hoạch bà con nên chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, tốt nhất là đất phù sa, đất cao, dễ thoát nước, đất cần đảm bảo yếu tố “ẩm ráo”. Thanh long MASK chịu được chua có pH từ 6-6,5. Nếu đất quá chua khi bón lót cần bón thêm 20-25kg vôi bột/sào bắc bộ, 15-18kg lân nung chảy và 300-500kg phân hữu cơ hoai mục.
Thời vụ trồng:
Thanh Long ruột tím có thể trồng quanh năm, tuy nhiên để cây phát triển thuận lợi, có thể trồng vào tháng 1-3 và tháng 8-11 âm lịch.
Chọn hom giống:
Chọn hom giống từ những trụ cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh, cành sáng bóng, giàu dinh dưỡng và cành sinh trưởng khỏe chưa cho thu hoạch là tốt nhất. Khi trồng nên chọn phần đầu cành vì đây là phần có chứa nhiều dinh dưỡng nhất khi trồng hom nhanh ra rễ và tỷ lệ sống cao hơn, độ dài hom từ 20-25cm, vết cắt sắc lẹm, dùng cụ cắt hom cần được khử trùng trước khi cắt và trong khi cắt hom. Hệ số nhân giống của Thanh Long ruột tím tương đối cao, 1 năm có thể cho ra 20-40 hom giống/trụ nếu chăm sóc tốt.
Trước khi trồng có thể tập trung hom chỗ thoáng mát từ 7-10 ngày để hom bật rễ gió(rễ khí), có thề bổ sung thêm chế phẩm Vườn Sinh Thái + AKH SUPER để hom nhanh ra rễ và chống thối rễ, thối hom do nấm xâm thực.
Lưu ý: về lý thuyết khi chọn giống bà con thường ưu tiên chọn phần đầu cành bởi quan niệm của người dân cho rằng phần đầu cành chứa nhiều nước và dinh dưỡng tích lũy, khiến chúng trở nên mập mạp hơn tuy nhiên thực tế nghiên cứu giống MASK cho thấy tuy phần đầu cành có chứa dinh dưỡng nhiều hơn nhưng khả năng bật mầm sinh trưởng kém hơn về số lượng nên khả năng chọn mầm cành sẽ ít hơn. Trong trường hợp tác động bất lợi từ ngoại cảnh(sâu bệnh, nhiệt độ cao…) mầm bị tổn thương chúng ta nên loại bỏ và như thế phải đợi mầm sinh trưởng tiếp theo dẫn đến không đồng đều về giống, tuy nhiên với những “hom giữa” cơ hội phát sinh mầm sinh trưởng là nhiều hơn gấp 2-3 lần so với đầu cành vì vậy ta nên chọn tỷ lệ phần đầu cành 30-35% là phù hợp.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc năm đầu
Khoảng cách mật độ trồng:
Hàng cách hàng 2,3-2,4m, trụ cách trụ trên hàng 1,8-2m. với khoảng cách này 1 sào Bắc bộ có thể trôn 80-85 trụ. Cần thiết kế trụ và trôn cột trụ trước khi trồng 7-10 ngày. Kích thước trụ dài 1,8m, thiết diện cắt ngang của trụ có diện tích 13x13cm(trụ được làm bằng bê tông cốt thép phi 10 dài 1,68m, Tỷ lệ Xi măng-Cát-Đá là 1:2:3). Trôn trụ bê tông âm xuống đất 60cm, phần dương 1,2m.
Làm đất trước khi trồng:
Sau khi trôn trụ, bà con cần làm đất nhỏ, nhặt cỏ dại trộn phân hữu cơ hoai mục, mỗi trụ 5-10kg phân hữu cơ hoai mục, 200-300g lân trộn tro bếp nếu có, cần đánh ụ cao 20-30cm, ụ hình tròn đường kính 0,8-1cm.
Khi trồng vào tháng 3-4 cần tủ gốc và cách nhiệt hạn chế bị cháy TL khi trời nắng, nhiệt độ cao
Kỹ thuật trồng:
Trên mỗi cột trụ đặt 4-6 hom và dùng dây vải buộc cố định với cột, phần gốc rễ để sát mặt đất, hơi nghiêng so với trụ, lưu ý không nên vùi sâu hom âm xuống đất nếu làm như vậy hom sẽ không phát sinh rễ gió(rễ khí). Sau trồng 15- 20 ngày hom bắt đầu ra rễ khí, lưu ý không nên để hom sâu xuống đất, khi gặp mưa ẩm sẽ dễ bị thối nhũn hom giống. Khi trồng để hom lên mặt đất trụ, buộc dây vải cố định, sau đó tủ cát ẩm cao 2-3cm. Nếu có rơm, rạ, cỏ khô có thể dùng để tủ xung quanh gốc giữ ẩm, hạn chế cỏ dại phát triển. Ngoài ra để trống úng cho thanh long bà con nên đào rãnh giữa hai hàng cột, kích thước rãnh là rộng 30-40cm, sâu 30cm chạy dọc theo hàng cột(cứ 2 hàng cột đào 1 hàng rãnh, hàng còn lại không đào để tiện chăm sóc thu hái).
Chăm sóc sau trồng:
+ Tưới nước giữ ẩm: Sau khi trồng, cứ 2-3 ngày tưới ẩm cho thanh long 1 lần, nếu đã có rãnh cần áp dụng theo phương pháp tưới rãnh. Thanh long cần có độ ẩm ráo để nhanh ra rễ, không nên để quá khô hạn.
+ Chăm sóc sau khi ra mầm sinh trưởng và rễ: Sau trồng 15-30 ngày thanh long phát sinh mầm sinh trưởng và rễ, lúc này bà con cần vun gốc bằng đất nhỏ mịn và cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng những phương pháp chăm sóc kết hợp như sau: Tưới gốc: Dùng 100ml chế phẩm VST pha với 100-150 lít nước + 1-1,5kg NPK tổng hợp + 100-200ml nano Bạc + 200-300ml AKH SUPER500T tưới đều cho 50-100 trụ thanh long. Mục đích hỗ trợ thanh long phát triển mầm chồi, bảo vệ mầm chồi, hạn chế nấm và vi khuẩn phát triển gây hại đặc biệt là các loại nấm hoại sinh, ký sinh…Tiêu diệt các loại nấm bệnh có trong đất như phytophthora, Fusarium, pythium…Tùy điều kiện đất đai cứ 15-20 ngày tưới một lần như trên, tưới trong 8-10 tháng liên tiếp.
Phun qua lá: khi mầm thanh long phát triển được 10-20cm, dùng 5ml chế phẩm Vườn Sinh Thái + 10-15ml AKH SUPER phun đều một lượt lên lá, 15 ngày phun một lần.
Lưu ý:
+ Thanh long MASK ít sâu bệnh, tuy nhiên ở thời kỳ đầu mầm sinh trưởng còn non thường bị côn trùng và các loài nhuyễn thể gây hại và ăn mất biểu bì ngoài của lá, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng sau này của cây do đó bà con thường xuyên kiểm tra và phát hiện nếu có kiến, sâu đục thân, ốc sên, nhuyễn thể…cần phun thuốc phòng trị ngay.
+ Quy trình sử dụng phân bón để bổ sung dinh dưỡng cho thanh long có thể thay đổi tùy theo tình trạng của cây, theo thời kỳ sinh trưởng phát triển…
Kỹ thuật trồng và chăm sóc năm thứ 2
Cắt tỉa và lên trụ:
Thanh long phát triển đến đâu dùng dây vải cố định đến đó, mỗi trụ 2-3 vòng dây, đôi khi 1 hom có thể ra 2-3 mầm chồi cùng một thời điểm. Lúc này bà con cần chọn mầm có tính chất “lợi trụ” nhất để Thanh long phát triển bám trụ, các mầm còn lại hủy bỏ, nếu mầm thanh long không bám trụ bà con chọn ngày nắng nhẹ vào buổi chiều thực hiện các thao tác cố dịnh hom vào trụ. Khi thanh long phát triển vượt đỉnh trụ, để đầu cành phát triển dài khoảng 25-30cm so với trụ, chọn ngày nắng nhẹ, khô ráo, vào buổi chiều(không làm buổi sáng, thanh long dễ bị gãy mầm) xoáy nhẹ phần bánh tẻ cố định hom vào đỉnh trụ và buộc dây xuống phía dưới, cách mép trụ 5cm dùng kéo chuyên dụng cắt đỉnh chồi cành, sau một thời gian tại vị trí cắt sẽ phát sinh các mầm dinh dưỡng, mỗi bộ gốc hom chỉ để 2 mầm chồi phát triển thành thục, sau đó mới để các mầm chồi khác phát triển, sau 1 năm trồng thanh long cho bói vụ đầu tiên, mỗi trụ có thể đạt từ 6-10kg quả. Lưu ý năm thứ 3 mỗi bộ gốc hom chỉ nên để 10-13 cành nuôi quả. Như vậy nếu trồng 4 hom giống sau 3 năm mỗi trụ có thể đạt 35-45 cành mang hoa quả. Năm 5-6 có thể đạt trên 50 cành. Các cành mang 4-5 quả thường loại bỏ và nuôi cành mới. Thông thường để một cành thành thục đủ điều kiện ra hoa cần nuôi 2,5-4 tháng.
Tỉa mầm chồi: chú ý tỉa các mầm sinh trưởng ngược so với trụ, nên để mầm trong bán kính 5cm so với tâm trụ, các mầm mọc quá xa tâm trụ cần loại bỏ (để tránh bể trụ sau này). Đặc biệt lưu ý ở giai đoạn đầu khi cắt đỉnh chồi đầu tiên, chỉ nên để 2 mầm khỏe mạnh nhất phát triển thành thục mới để các mầm chồi khác phát triển tiếp theo, trong thời kỳ cây nuôi hoa quả không được nuôi cành, hạn chế cây đuối sức do đó việc chăm sóc tỉa mầm, sửa tán rất quan trọng bà con nên thường xuyên thăm vườn phát hiện những mầm phát triển không hợp lý cần loại bỏ.
*Nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây Thanh Long ruột tím MASK: Để giảm chi phí đầu vào như phân bón, phòng trừ sâu bệnh… bà con nên canh tác theo hướng sinh học vừa tạo ra sản phẩm chất lượng, cây phát triển tốt, bền cây, có thể cho kinh doanh từ 20-25 năm, năng suất tăng dần và ổn định qua các năm, thời kỳ đỉnh cao có thể cho 70- 80kg quả/trụ/năm. So với các nhóm cây ăn quả khác thì Thanh Long là một giải pháp kinh tế và hiệu quả hơn cả. Muốn vậy bà con nên ứng dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái ngay từ khi mới trồng, các thời kỳ sinh trưởng phát triển trong 2-3 năm đầu cần đặc biệt quan tâm, thời kỳ kinh doanh sử dụng thường xuyên liên tục theo QTHD sẽ giảm 30-50% chi phí phân bón hóa học và thuốc BVTV.
Kỹ thuật bón phân cho Thanh long MASK
Bón lót trước khi trồng: Trước khi trồng bón 7-10kg phân chuồng hữu cơ hoai mục cách gốc trụ khoảng 10-20cm, sâu 30-40cm. Ngoài ra để tăng khả năng kháng bệnh giảm chi phí phân bón hóa học và thúc đẩy quá trình ra rễ bà con nên dùng chế phẩm Vườn Sinh Thái để tưới gốc trước khi trồng.
CHĂM SÓC MASK NĂM THỨ NHẤT:
Sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái chăm sóc Thanh Long
*Sau khi trồng 25-30 ngày: Dùng 100ml chế phẩm VST pha + 1-1,5kg NPK đầu + 100-200ml Nano Bạc + 200-300ml AKH SUPER + 100-150 lít nước, tưới đều cho 80-100 trụ, cách 15-18 ngày tưới một lượt. Tác dụng thúc đẩy bộ rễ phát triển mạnh, mầm chồi phát triển khỏe, hạn chế sâu bệnh.
*Công dụng của AKH SUPER đối với thanh long MASK: mục đích chống nấm và vi khuẩn hoại sinh gây hại mầm sinh trưởng: Dùng 100ml AKH SUPER pha với 30-40 lít nước phun đều một lượt, phun định kỳ 15 ngày/lượt. Phun vào các thời kỳ cây mẫn cảm với bệnh. Nếu không sử dụng AKH SUPER bà con sử dụng thay thế các thuốc trừ bệnh hóa học, tuy nhiên sử dụng thuốc hóa học có thể tiềm ẩn nguy cơ làm chậm quá trình phát triển của đỉnh sinh trưởng, đôi khi gây cháy dẫn đến sức sinh trưởng của cây không đồng đều.
Phòng trừ côn trùng, sâu hại: sau khi trồng 20-25 ngày cây ra rễ bật mầm, cần quan sát xem sâu hại có phát sinh không(các loài nhuyễn thể, sâu đục thân, rệp, kiến…) sử dụng thuốc phun tiêu diệt theo hướng dẫn.
Nhìn chung Thanh Long ruột tím MAS có tính kháng sâu bệnh tốt hơn so với các giống Thanh Long ruột đỏ, ruột trắng, Thanh Long MAS rất ít bị sâu đục thân, cuốn lá, bệnh than thư, đốm trắng, sương mai.
Chăm sóc năm thứ 2-3 và những năm tiếp theo phụ thuộc vào thể trạng của cây, năng suất thực thu và điều kiện thời tiết.
CHĂM SÓC MASK NĂM THỨ HAI:
*Tưới gốc: 1,5kg NPK + 100-150ml chế phẩm VST + 200-400ml AKH SUPER pha với 200 lít tưới đều cho 80-100 trụ, cách 20-25 ngày, tưới 1 lần.
*Bón gốc: dùng 100-200gr phân NKP rắc đều xung quanh trụ, cách 18-20 ngày bón một lần, bón xong tưới nước giữ ẩm.
*Phân hữu cơ hoai mục: bón 2 lần vào đầu năm và cuối năm, mỗi gốc bón 10-15kg phân hoai mục.
*Phun chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái qua lá, định kỳ 15 ngày/lần theo HD
CHĂM SÓC MASK NĂM THỨ BA TRỞ ĐI:
*Tưới gốc: 1,5-2kg NPK + 100-150ml chế phẩm VST + 200-400ml AKH SUPER pha với 200 lít tưới đều cho 80-100 trụ, cách 20-25 ngày, tưới 1 lần.
*Bón gốc: dùng 200-300gr phân NKP rắc đều xung quanh trụ, cách 18-20 ngày bón một lần, bón xong tưới nước giữ ẩm.
*Phân hữu cơ hoai mục: bón 2 lần vào đầu năm và cuối năm, mỗi gốc bón 20-30kg phân hoai mục.
*Phun chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái qua lá, định kỳ 15 ngày/lần theo HD
Lưu ý chung:
+ Cần tưới nước duy trì độ ẩm cho thanh long qua các thời kỳ đặc biệt là thời kỳ ra hoa đậu quả.
+ Bổ sung dinh dưỡng kịp thời, vừa đủ và theo nhu cầu của cây.
+ Chủ động quản lý sâu bệnh hại cây
+ Để thanh long MASK ra hoa - quả đồng đều và cho năng suất sản lượng cao cần tiến hành nuôi các đợt cành: vào tháng 9-10 DL và tháng 2 DL năm sau thì đến tháng 3-4 cây cho phân hóa mầm hoa. Các đợt cành này nhằm thay thế các cành bị đuối sức hay mang quá nhiều quả.
KL:Các kỹ thuật trồng và chăm sóc thanh long trên đây là định hướng về kỹ thuật, được đúc rút từ quá trình nghiên cứu chăm sóc thực tế trong nhiều năm. Các kỹ thuật trên cần được áp dụng linh động tùy điều kiện đất đai, mùa vụ, thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây để có phương pháp điều chỉnh thích hợp, đặc biệt về dinh dưỡng và công tác BVTV…
Theo Vườn sinh thái VT
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó