Kỹ thuật trồng và chăm sóc Vải Thiều (Litch chinensis Sonn)

Ngày đăng: 2015-04-15 16:30:21


Vải còn gọi là lệ chi, cây vải được trồng nhiều ở nước ta, quả vải thu hoạch vào tháng 5-6, dùng ăn tươi hay sấy khô.
Hạt vải (lệ chi hạch) thái mỏng phơi hay sấy khô được dùng làm thuốc. Trong hạt vải có tanin, độ tro, chất béo.

1. Nguồn gốc:

Vải là cây ăn quả lâu năm của vùng á nhiệt đới, có nguồn gốc ở Trung Quốc và Bắc Việt Nam, được trồng phổ biến ở các nước châu Á. Ở nước ta từ 18-19 độ vĩ Bắc trở ra trồng vải thích hợp.

2. Những đặc tính chủ yếu:

Nó là loại cây thân gỗ thường xanh kích thước trung bình, có thể cao tới 15-20 m, có các lá hình lông chim mọc so le, mỗi lá dài 15-25 cm, với 2-8 lá chét ở bên dài 5-10 cm và không có lá chét ở đỉnh. Các lá non mới mọc có màu đỏ đồng sáng, sau đó chuyển dần thành màu xanh lục khi đạt tới kích thước cực đại. Hoa nhỏ màu trắng ánh xanh lục hoặc trắng ánh vàng, mọc thành các chùy hoa dài tới 30 cm.
Quả là loại quả hạch, hình cầu hoặc hơi thuôn, dài 3-4 cm và đường kính 3 cm. Lớp vỏ ngoài màu đỏ, cấu trúc sần sùi không ăn được nhưng dễ dàng bóc được. Bên trong là lớp cùi thịt màu trắng mờ, ngọt và giàu vitamin C, với kết cấu tương tự như của quả nho. Tại trung tâm là một hạt màu nâu, dài 2 cm và đường kính cỡ 1-1,5 cm. Hạt, tương tự như hạt của quả dẻ ngựa, có độc tính nhẹ và không nên ăn. Quả chín vào giai đoạn từ tháng 6 (các vùng gần xích đạo) đến tháng 10 (các vùng xa xích đạo), vào khoảng 100 ngày sau khi ra hoa.

3. Vùng trồng:

Giống vải được ưa chuộng nhất ở Việt Nam là vải thiều trồng tại khu vực huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Quả thu hoạch từ các cây vải trồng trong khu vực này thông thường có hương vị thơm và ngọt hơn vải được trồng ở các khu vực khác (mặc dù cũng lấy giống từ đây). Một giống vải khác, chín sớm hơn, có tên gọi dân gian là (vải) tu hú có hạt to hơn và vị chua hơn so với vải thiều. Nó có tên gọi như vậy có lẽ là do gắn liền với sự trở lại của một loài chim di cư là chim tu hú, ngòai ra còn có 3 giống vải chính: Vải chua (chín sớm – cuối tháng 4 đầu tháng 5), vải nhỡ và vải thiều (chín vào tháng 6). Các giống thương phẩm hiện nay: vải thiều Thanh Hà đã được trồng trên quy mô lớn ở Thanh Hà, Chí Linh (Hải Dương), Lục ngạn, Lục Nam, Yên Thế (Bắc Giang), Đông Triều (Quảng Ninh). Các giống vải chín sớm đang được ưa chuộng như Hùng Long, Phúc Hòa thu hoạch vào 15/5-30/5 có năng suất cao, chất lượng tốt.

4. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế:

Quả vải có giá trị dinh dưỡng khá cao, trong 100g phần ăn được cho 46 kcal, 0,7g protein, 10g gluxit, 36mg vitamin C.
Quả vải ngoài ăn tươi còn sấy khô, làm đồ hợp, làm rượu…Trồng vải trong vườn gia đình mang lại thu nhập khá cao so với các cây ăn quả khác.

5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:

- Khí hậu:
Nhiệt độ bình quân hàng năm thích hợp cho sinh trưởng phát triển của vải là 21-260C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối không được vượt quá -20C. Vùng trồng vải yêu cầu có mùa đông lạnh và khô, nhiệt độ thích hợp cho phân hóa mầm hoa là 7-140C vào các tháng 11, 12. Cho nở hoa và thụ phấn, thụ tinh là 18-280C. Các giống vải chín sớm có yêu cầu điều kiện lạnh thấp hơn các giống vải chính vụ và chín muộn.
- Lượng mưa: trung bình hàng năm ít nhất là 1.250mm.
- Độ ẩm không khí thích hợp cho vải sinh trưởng là 75-85%; cho phân hóa mầm hoa là 65-70%.
- Nắng và ánh sáng: rất cần cho thời kỳ ra hoa kết quả.
- Đất đai:
Thích hợp nhất là đất phù sa có tầng dầy, mát. Độ chua nhẹ (pH 5,0-5,5). Có thể trồng trên đất đồi thuộc phù sa cổ, sa thạch hoặc sa phiến thạch.

6. Nhân giống:

Chủ yếu bằng phương pháp chiếc cành:
- Chọn những cành ở ngoài tán có ánh sáng đầy đủ, bánh tẻ, đường kính 1-1,5cm, có 2-3 chạc.
- Khoanh vỏ cách chạc 8-10cm, chiều dài đoạn khoanh 1,5-2,0cm, bóc vỏ, cạo sạch vỏ lụa, để 1-2 ngày rồi bó bầu.
- Trộn phân chuồng, đất bột và rơm (hoặc long lợn), đảm bảo độ ẩm 70%, quấn lên chổ khoanh vỏ thành hình thoi (250-300g).
Chú ý: chổ khoanh vỏ phải nằm ở trung tâm bầu đất, bọc kín bằng nilon, rồi buộc chặt 2 đầu lại.
Sau khi chiếc cành khoảng 3 tháng, bộ rể ra nhiều và chuyển màu nâu sim bám chằn chịt mặt bầu thì cắt cành đem giâm vào sọt tre hoặc luống đất.
- Ghép cây: gốc ghép vải chua. Thời vụ ghép tốt nhất: Vụ xuân (tháng 3-4), vụ thu (tháng 9-10). Ghép tháng 4 sau 5 tháng cây ghép đã đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Chú ý làm giàn che cho cây con ở vườn ươm nhất là từ tháng 4 đến tháng 8 dễ gặp các đợt nắng nóng đồng thời kết hợp tưới nước cho cây

7. Trồng cây:

Đào hố rộng và sâu 50-60cm, bón lót 30-50kg phân chuồng +1-2kg supe lân.
- Khoảng cách trồng 7 x 7m hoặc 8 x 8m.
- Thời vụ trồng: Vào vụ xuân và vụ thu.
* Tỉa cành:
- Khi thu hoạch không nên bẻ đau, chỉ bẻ hết phần cuống của chùm quả.
- Sau khi thu hoạch tỉa bỏ các cành sâu bệnh, cành lạ, cành yếu, cành mọc lộn xộn trong tán.

8. Phòng trừ sâu bệnh:

Bọ xít vải: Chích đọt non, cuống hoa non hay những quả non làm cho đọt và chùm quả bị héo rụng.
Cách trừ:
- Bắt giết: mùa đông vào ngày tối trời, rung cây cho bọ xít rơi xuống rồi bắt giết
- Ngắt các lá có ổ trứng ở mặt dưới đem tiêu hủy.
- Phun thuốc diệt bọ xít bằng Dipterex 0,3%, Sherpa 0,2%.
- Ngoài ra còn có nhện long nhung, sâu đục quả vải, sâu đục thân, rệp muội, dơi,…

10. Thu hoạch:

Vải chín vào tháng 5-6. Hái khi quả đủ độ chín, để vai nơi thoáng mát, tránh nóng, nóng làm cho quả thối và xuống mã.






TIN TỨC KHÁC :