Hoa quả
Quy trình kỹ thuật chăm sóc và điều khiển cho xoài ra hoa, đậu trái
1. Kích thích cho xoài ra đọt và hoa đồng loạt
2. Quy trình phun xịt xoài
* Xoài tơ 4-10 năm tuổi: Cây cần ra đọt từ 2-3 lần, sau đó cây mới có thể ra hoa được.
* Xoài hơn 10 năm tuổi: Chỉ cần ra đọt một lần là có thể ra hoa được. Để hỗ trợ cây phân hóa mầm tốt, cây cần được bón phân lân và kali cao hơn bằng cách phun MKP(0-52-34) ba lần, cách nhau 7-10 ngày/lần và bón gốc các loại phân chứa hàm lượng lân và kali cao.
2.1. Cho ra hoa sớm
- Mục đích bán được giá cao nhưng gặp rất nhiều điều bất lợi như mưa bão nhiều, bệnh nhiều, đầu tư và rủi ro cao.
- Đối với cây già (hơn 10 năm tuổi) áp dụng thuốc tưới gốc khi cây ra đọt lần 1 hoặc 2, cây tơ áp dụng thuốc tưới gốc khi cây ra đọt lần 2 hoặc 3.
- Thời điểm tưới thuốc thích hợp nhất là khi cây vừa lú đọt 3-5 cm.
- Thuốc dùng ức chế sinh trưởng để cây chủ động phân hóa mầm hoa là chất Paclobutrazol loại 10% hoặc 15%. Liều lượng sử dụng: 10gr/1 m đường kính tán loại 10%, thí dụ cây có đường kính tán 5m thì sử dụng 50gr Paclobutrazol 10% tưới vào gốc.
- Cách tưới :
* Dùng bàn chải sắt đánh sạch gốc xoài cách mặt đất khoảng 30 cm.
* Dùng len đào một rãnh nhỏ sâu 10 cm, ngang 5 cm xung quanh gốc cây.
* Cân và pha toàn bộ lượng thuốc đã tính toán vào 3-5 lít nước sạch.
* Tưới dung dịch thuốc này lên thân cây khoảng 50 cm cho thuốc chảy dài và đọng vào rãnh.
* Giữ ẩm 3-5 tuần lễ cho cây dễ hấp thu thuốc đã tưới.
* Sau đó phun MKP(0-52-34) 40gr/10 lít nước , phun 3 lần, cách nhau 7-10 ngày/lần.
* Sau 3 tháng phun Dola 02X liều lượng 50gr/10 lít nước để thúc cây ra hoa đồng loạt.
2.2. Ra hoa chính vụ:
Ở ĐBSCL xoài thường ra hoa tự nhiên từ tháng 12-1dl và thu hoạch vào trung tuần tháng 4 đến tháng 5 dl. Quan sát trong vườn thấy có một số cây tự nhiên ra hoa. Cần cân đối nguồn lực có thể chia vườn ra 2-3 lần xịt kích thích ra hoa Paclobutrazol 10%, cách 1-2 tuần để sau này dễ đối phó với thời tiết bất lợi và giảm áp lực do phải tiêu thụ sản phẩm quá nhiều cùng một lúc.
2.3. Quy trình phun xịt để bảo vệ hoa và trái:
a. Phun lần 1:
Khi sau khi xử lý ra hoa được 2-3 tháng và khi cây có biểu hiện sắp ra hoa, sử dụng 50g Dola 02X + 30g Manzate/10 lít nước. Sau đó 5-7 ngày phun bổ sung 30 gr Dola 02X/10 lít nước để cây ra hoa đồng loạt hơn.
b. Phun lần 2:
Khi phát hoa xoài vừa lú khoảng 3-5 cm (lú cựa gà). Giai đoạn này có thể xuất hiện: rầy bông xoài, sâu ăn bông, bệnh thán thư nên sử dụng các loại thuốc phối hợp như sau: Butyl + Polytrin P + Carbenzim + Botrac. Nguyên tố Bo để gia tăng sức sống hạt phấn, hỗ trợ sự đậu trái.
c. Phun lần 3:
Khi phát hoa đạt kích thước tối đa và có một vài hoa trong cùng vừa nở. Giai đoạn này có thể dùng Admire + Ridomil + SecSaigon để trừ rầy bông xoài, bọ trĩ, sâu đo ăn bông, sâu nhiếu bông, sâu đục lòn bông và bệnh thán thư.
d. Phun lần 4 :
Khi hoa đang nở rộ, giai đoạn này cây rất cần thời tiết nóng ấm, khô ráo và cần nhiều côn trùng thụ phấn như ong mật, ruồi nhà, bướm,...Vì vậy, tạm ngưng sử dụng thuốc trừ sâu giai đoạn này nhằm bảo vệ côn trùng có ích. Gió cũng là tác nhân quan trọng giúp phấn xoài có thể tung đi xa và thụ phấn chéo. Bệnh thán thư là bệnh quan trọng ảnh hưởng lớn sự thành bại của mùa vụ. Sử dụng Score để phòng trị bệnh thán thư.
e. Phun lần 5 & 6 :
Cách 4 ngày/lần phun tiếp Score để ngừa bệnh thán thư.
f. Phun lần 7:
Lúc này xoài đã đậu trái non bằng đầu đũa ăn (hạt đậu) đến đầu ngón tay út, giai đoạn này dễ rụng trái non nếu gặp thời tiết bất lợi. Bọ trĩ là đối tượng gây hại quan trọng, tiếp đến rầy bông xoài và bệnh thán thư, nên sử dụng Admire, Antracol. Tiếp tục phun lần 8 các loại thuốc: Polytrin P, Topsin M, Carbendazim và NAA. Chất NAA hạn chế rụng trái non.
*Lưu ý: Trong thời kỳ ra hoa đang nở rộ nếu trời không mưa thì cứ 4 ngày phun ngừa 1 lần. Nhưng nếu có mưa liên tục sau khi phun cần phải rung cây hoặc phun rửa nước sạch rồi phun lại sau đó, nhưng giảm dần liều lượng để ngăn chặn nấm bệnh và thời gian không được trễ hơn 24 giờ, thuốc phải cần sử dụng luân phiên để tránh hiện tượng kháng thuốc.
g. Các lần tiếp theo:
Sau đó phun định kỳ 7-10 ngày/lần phun thuốc trừ sâu bệnh, bọ trĩ để trái được sáng đẹp đến 40-45 ngày tuổi.
Có 2 giải pháp lựa chọn để chăm sóc tiếp đến khi thu hoạch :
- Các cây xoài canh tác theo lối truyền thống, có tán cao hoặc nơi thiếu công lao động thì phun thuốc hóa học định kỳ 7-10 ngày/lần phun các loại thuốc phòng trừ rầy bông xoài, bệnh thán thư và bọ trĩ đến ngày thu hoạch.
- Các cây xoài được trồng bằng phương pháp ghép, có tán lùn thì nên sử dụng phương pháp bao trái. Cách bao trái như sau : Thời điểm bao trái vào khoảng 40-45 ngày sau khi đậu trái, giai đoạn này trái đã hết rụng sinh lý lần 3, đang ở thời kỳ sinh trưởng tích cực. Nên xử lý trái trước khi bao: tỉa bỏ các trái bị xây xước, da cám, có vết bệnh, trái nhỏ, quăn queo chỉ chừa lại 1-2 trái đều đẹp trên 1 bông. Đối với các giống xoài có khả năng đậu trái cao, độ lớn trái đồng đều thì có thể để lại 3-4 trái như các giống Cát Chu, Xoài Tam An, Pan-củng-xị và tỉa bỏ luôn các gié hoa đã khô héo có thề làm xây xước trái. Phun các loại thuốc bảo vệ thực vật kỹ tước khi bao bằng các loại thuốc như: Ridomil, Polytrin và chất bám dính Toba rồi sau đó bao trái lại.
3. Tưới nước
Theo Cây công trình Hà Nội
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó