Hoa quả
Quy trình kỹ thuật lai tạo giống Hoa Hồng
1. Phương pháp lai hữu tính
– Khử đực: Tháng 4, tháng 5 chọn một số hoa nở ngay trên cây bố mẹ, bóc vỏ cánh hoa lần lượt từ ngoài vào trong, dùng panh gắp hết nhị đực, rồi chụp túi giấy để cách ly. Công việc này nên làm vào 4 – 5 giờ chiều và không muộn quá 8 giờ sáng hôm sau.
– Thụ phấn hoa: Chọn những bông hôm sau nở trên cây bố, bóc cánh hoa dùng panh gắp lấy túi phấn bỏ vào đĩa, đánh dấu tên giống bố, đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh phơi ra nắng. Sau khi khô, túi phấn vỡ tung phấn ra.
– Thụ phấn: Hoa cái trên cây mẹ sau khi khử đực, sáng hôm sau từ 8 – 10 giờ có thể thụ phấn. Dùng bút lông chấm lấy phấn hoa trong đĩa bôi nhẹ lên đầu vòi nhụy, hoặc trực tiếp dùng hoa đực rũ phấn lên vòi nhụy hoa cái, nên làm lại vài lần để thụ phấn cho chắc.
– Chăm sóc sau thụ phấn: Sau khi thụ phấn có kết quả, rút bỏ túi bao, tăng cường chăm bón cho cây mẹ, bón thêm kali, khống chế không cho ra lộc mới và các cành ở gốc, ngắt bỏ các hoa, nụ còn lại để tập trung dinh dưỡng nuôi quả và phòng chống sâu bệnh hại. Khi quả chuyển màu đỏ là thu hái được.
– Xử lý hạt: Tách vỏ quả chín lấy hạt, dùng nước lọc bỏ hạt lép. Chọn những hạt đẫy trộn với cát bảo quản trong tủ lạnh 0 – 5 độ C. Ít nhất 2 – 3 tháng mới nảy mầm. Có thể dùng acid chlohydric (HCl) xử lý phá ngủ.
– Bồi dục cây con: Sau khi hạt nứt vỏ, nhú mầm, ươm cây con vào giàn hoặc đĩa ươm cây. Khi cây con cao 20cm, hoá gỗ mới đem trồng ra ngoài ruộng.
– Sơ tuyển: Sau khi trồng 3 – 5 tháng cây mọc được 5 – 7 lá thật, có nụ và hoa, có thể sơ tuyển. Chọn cây sinh trưởng khoẻ, ra hoa liên tục, nhiều hoa, màu sắc tươi, dáng đẹp, cánh hoa từ 10 – 25 cái, cành có độ dài vừa phải, cứng, thẳng, gai ít, lá hình dáng đẹp, nhẵn, kháng chịu bệnh cao.
– Chọn lai: Cây con phải chọn nhiều lần. Cây chọn được lần đầu mang ghép hoặc giâm cành để nhân ra 6 – 7 cây. Năm thứ 3 ghép những cây đã chọn được ở năm thứ 2 để nhân ra 70 – 90 cây. Năm thứ 4 nhân ra 1.000 cây, tiến hành bình chọn năng suất, chất lượng hoa và tính chống chịu.
2. Phương pháp chọn giống biến dị chồi
– Phương pháp này là bồi dục giống từ các chồi đột biến tự nhiên hoặc nhân tạo, các giống được tạo ra theo cách này có rất nhiều tính trạng giống mẹ, nó giữ được phần lớn ưu điểm của cây gốc và cải thiện khuyết điểm. Phương pháp này rất đơn giản, dễ làm.
– Biến dị chồi tự nhiên là sự tạo thành những tính trạng thay đổi do sự đột biến gen trong điều kiện tự nhiên. Đột biến nhân tạo là dùng tác nhân dẫn đến đột biến để xử lý cây, nhằm tăng tần xuất biến dị nên sử dụng chiếu xạ.
3. Tạo giống bằng kỹ thuật mới
Công nghệ mới ở đây chủ yếu là dùng công nghệ gen để tạo ra giống mới. Phương pháp này đòi hỏi trang thiết bị phức tạp, đắt tiền, kỹ thuật cao mà chỉ có ở một số nước tiến tiến hay những cơ sở đầu tư trang thiết bị hiện đại mới có điều kiện áp dụng.
4. Giới thiệu các giống hoa hồng đẹp
Hoa hoa hồng đen
Theo Bảo vệ thực vật thành phố HCM
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó