Hoa quả
Quy trình kỹ thuật trồng cây chôm chôm
Đặc tính sinh thái cơ bản của cây chôm chôm
Cây chôm chôm tên khoa học là Nephelium lappaceum L., còn gọi là vải lông, cùng một họ Sapindaceae với nhãn và vải, nguồn gốc quần đảo Malaysia.
Chôm chôm cao 12-15 m, tàng cây hình nón. Lá cây có ba hay hai cặp lá kép nhỏ, rất dai. Hoa nhỏ màu trắng, có lá đài gồm 4-5 cánh dính nhau ở đáy. Trái mọc thành chùm màu đỏ, vàng hay vàng cam, đường kính 4-6 cm. Vỏ có nhiều lông nhọn, mềm, cong. Cơm thường dính vào hạt, nhưng cũng có giống cơm tách rời hạt dễ dàng. Cơm dày, trắng trong, ít nước hơn vải, mùi vị ngon, hơi chua, giống như nho Chasselas. Chôm chôm chứa khá nhiều sinh tố C. Chôm chôm được chế biến thành các dạng đóng hộp, làm mứt hay làm thạch.
Chôm chôm trồng nhiều ở các đồng bằng Châu Á thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới, nhưng có thể trồng ở độ cao khoảng 600m. Chôm chôm có rất nhiều giống, tuy nhiên tập quán ở Việt Nam chỉ có phân biệt chôm chôm thường, chôm chôm tróc vỏ và chôm chôm nhãn. Một loài khác là Nephelium mutabile Bl., có lông to hơn, tù, không nhọn hay còn gọi là chôm chôm cơm vàng, dễ tróc vỏ, thường trồng ở độ cao lớn hơn chôm chôm cơm trắng. Chôm chôm cơm vàng có chùm nhỏ hơn nhưng cơm ngon hơn, nếu trồng ở cao độ 200-400 m. Cả hai loài đều cần khí hậu khá nóng nực và mưa nhiều.
Các yếu tố tiền thu hoạch sẽ ảnh hưởng tới chất lượng chôm chôm hậu thu hoạch. Đó là: Yếu tố khí hậu, biện pháp canh tác và phun hóa chất.
Yếu tố khí hậu
- Ánh sáng có ảnh hưởng tới sự chuyển biến màu của vỏ quả, tức là sự chuyển biến của sắc tố anthocyanins. Quả ở ngoài sáng đỏ tươi, đẹp hơn quả trong bóng rợp.
- Lượng mưa và độ ẩm rất quan trọng nhất là trong thời gian quả phát triển cần nhiều nước. Những quả nhỏ khi chín thường là kết quả của sự thiếu nước trong những tuần lễ đầu của quá trình phát triển quả. Như vậy nếu làm quả ra sớm, nghĩa là phần đầu của quá trình phát triển nằm trong mùa nắng thì vườn cần được tưới nước. Ngược lại mưa thất thường vào đầu mùa mưa làm cho quả dễ bị nứt vì lúc này ruột quả phát triển quá mạnh so với phần vỏ. Theo ghi nhận của nhiều nhà làm vườn có những năm tỉ lệ nứt quả trên giống chôm chôm nổi tiếng vỏ mỏng (rongrien) lên đến trên 50%. Mỗi quả chôm chôm có độ 400 cái râu (lông), trên mỗi râu có nhiều khẩu bào làm thoát hơi nước mạnh, vì thế hễ ẩm độ không khí thấp sẽ làm các râu queo lại, chuyển qua màu nâu đen, kém chất lượng.
Nhân giống và cách trồng cây chôm chôm
Cây giống
Vì nhân giống trồng hạt thì không giống cây mẹ và lâu ra trái nên nhà vườn hay trồng chôm chôm chiết cành hay chôm chôm tháp. Chiết cành chôm chôm nên dùng gỗ còn non hay trên tược hoang vì lẽ cành đã ra gỗ thì khi cắt rời cành chiết để trồng thì cây chiết chết nhiều, mất đến 40%.
Chôm chôm trồng hạt chỉ nên dùng để làm gốc tháp. Không những cây hạt đã lâu ra trái mà còn lại cho trái ít nữa. Gần ba phần tư cây hạt lại chỉ cho cây đực, nghĩa là không có trái. Các cây hạt là cây cái cũng ít đậu trái vì ít thụ phấn. Chỉ một số cây hạt là có hoa lưỡng tính. Cây tháp thấp hơn cây hạt nhiều, cao khoảng 4-5 m và tàng cây sum xuê hơn.
Hạt chôm chôm rất khó nẩy mầm. Và khả năng nẩy mầm cũng mất đi rất mau lẹ. Chỉ sau hai tuần là hạt nẩy mầm thất thường rồi. Sau ba tuần lễ thì hạt không nẩy mầm nữa. Nên trồng hạt ở giỏ, thùng hay thúng để khỏi cấy lại sau đó. Đặt hạt nằm ngang, lồi một phần hạt khỏi mặt đất (vài mm). Khoảng 10 đến 20 ngày, hạt sẽ nẩy mầm. Phải che các cây hạt còn nhỏ, nếu không chúng sẽ cháy nắng.
Đất gieo hạt cần pH từ 5 đến 6,5. Một trong những yếu tố khác làm cây hạt con mọc yếu là chúng rất nhạy cảm với thiếu chất sắt, làm lá vàng vọt đi. Một khi cây đã thiếu sắt rồi thì khó chữa trị cho lành. Vì vậy, nên xịt thuốc Sequestrènetrên đất khi cây hạt còn nhỏ 10g trong 4 lít nước mỗi cây.
Khi cây hạt đã khá lớn mới bắt đầu tháp. Có thể tháp tiếp thân cây hạt gieo trong giỏ tre hay thúng với nhánh cây giống tốt. Cũng có thể tháp mắt ngủ trên cây hạt đã mọc 3-5 tháng, 20 cm trên gốc tháp. Mắt tháp sẽ cắt ở cành đã mọc tối thiểu 9 tháng. Nên tuốt lá cành làm gỗ tháp 15 ngày trước để khích lệ cho mầm ngủ mau mọc lại. Sau 20-25 ngày thì tháo băng tháp. Nếu thành công thì cắt cụt thân gốc tháp khá cao trên chỗ tháp, và phải để cho mầm tượt dài 30-40 cm mới cắt cụt thêm thân gốc tháp ở 2 cm trên chỗ tháp. Tỷ lệ tháp thành công là 90%.
Chuẩn bị hố trồng
Hố trồng có kích cỡ vuông 80 cm xx 80 cm, sâu 75 cm. Khi đào hố nên để riêng đất trên mặt (lớp đất phía trên đến 30 cm) ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên.
Lượng phân cho mỗi hố: 10 kg phân hữu cơ hợc phân chuồng hoai, 0,2 – 0,3 kg Super lân trộn đều với đất mặt lấp đầy hố. nếu không đủ đất thì lấy thêm đất mặt ở xung quanh.
Để phòng ngừa và trị mối hãy dùng 50 g Vibasu hoặc basudin và 0,3 – 0,6 kg vôi bột trộn đều với hỗn hợp đất mặt + phân lấp đầy hố.
Sau đó tưới đẫm nước (hoặc có ít nhất 2 đến 3 cơn mưa) cho hỗn hợp dất + Phân phân hủy nhanh.
Ở những nơi thoát nước tốt như đất đỏ bazan, đất thịt pha cát chỉ cần lấp đầy hố để sau khi tưới nước đất lún xuống mặt hố sẽ hơi thấp hơn mặt đất bình thường khoảng 10 – 15cm. Đối với vùng đất thoát nước kém thì phải lấp đất cao hơn mặt hố từ 10-15 cm, sau khi tưới nước, đất lún xuống bằng mặt đất tự nhiên là vừa.
Nên đào lỗ trồng ba tháng trước khi đặt cây tháp và trộn đều phân với đất. Ngoài 30 kg phân chuồng thiệt hoai, nên bón thêm ở mỗi lỗ 50g urê, 50g triple super phosphate, 50g sulfat kali và 500g vôi có chứa ma-nhê. Chôm chôm trồng hạt theo khoảng cách 12 x 12 m, nhưng chôm chôm chiết cành hay tháp thì trồng khít hơn, cách nhau 9 m. Chôm chôm cơm vàng cũng trồng khít hơn, cách nhau 8 m.
Kỹ thuật trồng cây chôm chôm
Dùng cuốc đào một lỗ giữa hố trồng, sâu hơn chiều cao túi đựng cây giống khoảng 2-3 cm. Sau đó dùng các loại thốc diệt nấm như: Vimancoz, Dithane M – 45, Macozeb, Ridomil,… phun xịt thật kỹ vào hố trồng cây, liều lượng theo chỉ dẫn trên bao thuốc.
Để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nylon, cách đáy 1-2 cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất từ 1- 2 cm, sau đó mới đem cây đặt vào hố trồng.
Dùng dao rạch một đường thẳng đứng từ trên xuống dưới và bóc túi nylon ra, quan sát nếu thấy các rễ tơ bị thối ta cắt bỏ rồi dùng thuốc phun vào để phòng bệnh. Sau đó dùng tay vun đất và ấn nhẹ đất xung quanh gốc, không được dùng chân đạp đất. Sau đó phải làm bồn cho cây, đường kính bồn từ 1-2 cm, , sao cho gốc Chôm chôm cao hơn đất mặt bồn để tránh gốc bị ngâm nước (hình mu rùa). nếu cây giống đã lớn có một thân chính thì dùng kéo sắc cắt bỏ phần ngọn đi, chỉ chừa lại chiều cao tính từ mặt đất lên khoảng 60 cm hoặc 70 cm.
Sau khi trồng xong, dùng 30cc Bayfolan hoặc HVP-801 cho 1 bình 8 lít (liều lượng theo chỉ dẫn trên chai khi bộ rễ chưa bén đất.
Trồng xong nhất thiết phải lấy cọc cắm, buộc cành vào cọc tránh gió lay gốc. Sau đó bắt buộc phải dùng tàu dừa che nắng từ hướng Đông và hướng Tây, nếu có gió mạnh thì che thêm ở hướng gió thổi đến. Nên dùng tàu dừa để việc lưu thông không khí được dễ dàng (thời gian che khoảng 30 ngày). Trồng xong, nếu trời không mưa, phải tưới nước ngay cho cây, mỗi cây từ 25 – 30 lít.
Tuỳ theo điều kiện thâm canh có thể trồng xen canh cây Chôm chôm và các loại cây khác như: cà phê hoặc các loại cây hoa màu trong những năm đầu. Tuy nhiên cần phải chú ý để cho cây Chôm chôm được thông thoáng và hấp thụ được từ 80-90% ánh sáng tự nhiên. Không được để lá cây, cỏ rác… xung quanh gốc, bởi vì đó là những nguồn phát sinh nấm bệnh rất dễ lây lan qua cây Chôm chôm.
Các biện pháp chăm sóc cây chôm chôm
Hai biện pháp quan trọng là bón phân và tưới nước:
Bón phân cho cây chôm chôm
Chôm chôm là loại cây trồng có nhu cầu cao về N và K. Đặc biệt khi thiếu K cây bị bệnh khô cháy đầu lá. Do đó cần bón đầy đủ và cân đối, lượng phân và tỉ lệ các loại phân thay đổi theo tính chất của đất, độ lớn của cây và sản lượng cây.
Chế độ bón phân cho chôm chôm như sau:
-Năm thứ nhất: Lượng bón cho một gốc: 50g N+ 250g K2O( 100g urê+40g KCl). Chia làm 2 lần bón vào tháng thứ 1 và tháng thứ 6 sau khi trồng.
-Năm thứ 2: lượng bón cho một gốc: 100g N+50g K2O (200g urê+80g KCl). Chia làm 2 lần để bón vào đầu và cuối mùa mưa.
- Năm thứ 3: cây bắt đầu cho quả. Lượng bón cho một cây là: 500g phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2. Chia ra bón 2 lần vào trước ra hoa và sau khi thu hoạch.
- Năm thứ 4: Lượng phân tăng so với lần trước 0,5-1,0 kg/cây. Giữ nguyên tỷ lệ NPK là 2:1:2. Chia thành 4 lần để bón:
+ Lần 1: sau khi thu hoạch quả. Tiến hành tỉa cành. Bón toàn bộ lân+1/3N và 1/3 K2O.
+ Lần 2: trước khi nở hoa: bón 1/3N.
+ Lần 3: khi quả có đường kính 1-2cm. Bón 1/3 N và 1/3 K2O.
+ Lần 4: trước khi thu hoạch 1 tháng: Bón 1/3 kali.
- Những năm sau để đảm bảo cây cho quả ổn định, lượng phân bón được tăng dần lên:2-3kg NPK cho một cây trong 1 năm và 10-30kg phân chuồng.
Với năng suất 7,3 tấn/ha quả, chôm chôm lấy đi từ đất : 1,5kg N, 2kg P2O5 ; 11,7kg K2O; 5,9kg Ca; 2,7kg Mg trên 1ha. Vì vậy, cần thiết bón phân hàng năm cho chôm chôm để đảm bảo giữ năng suất quả ổn định trong nhiều năm.
Dùng que rạch một vòng tròn xung quanh gốc, cách gốc cây khoảng 20-30 cm, rải phân vào và phủ một lớp đất mỏng lên trên. (Tuỳ chất đất, nếu cây phát triển bình thường có thể bón 1 đợt phân NPK, 1 đợt phân urê).
Cùng với việc bón phân ở gốc, trong những tháng đầu tiên do bộ rễ của cây phát triển chưa đầy đủ, cần thiết phải dùng các loại phân bón qua lá như: Ironnite, Bayffolan, HVP-801 để phun xịt nhằm bổ sung dưỡng chất và nguồn vi lượng cần thiết cho cây. Định kỳ từ 25 – 30 ngày phun xịt 1 lần.
Chế độ tưới nước
Sau khi trồng chôm chôm là phải tưới nước ngay. Nếu trồng trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên từ 2-3 ngày cho Chôm chôm ít nhất 1 tháng đầu. Trồng vào mùa mưa, nếu trời không mưa phải để ý đến việc tưới nước. Cây Chôm chôm khi còn nhỏ nếu thiếu nước cây sẽ chết. Ngược lại, trong mùa mưa nếu đất xung quanh gốc bị ẩm đọng nước (đóng váng) cây con cũng bị chết vì bộ rễ thiếu dưỡng khí và thối rễ.
Sự tưới nước thất thường sẽ dẫn đến các hiện tượng sau:
+ Quả không đồng đều, lúc thiếu nước quả nhỏ hơn bình thường.
+ Quả có thể bị nứt, nhất là giai đoạn đầu của quá trình phát triển quả đã phát triển xong phần vỏ ở thời kỳ thiếu nước tiếp theo là giai đoạn phát triển ruột quả ở thời kỳ thiếu nước khiến phàn ruột phình ra, vỏ bị tức nên nứt toạc ra, hiện tượng này cũng gặp nhiều loại trái như chuối, cam, mít..... Hiện nay ở một số nơi, biện pháp tưới nước nhỏ giọt được coi là lý tưởng vì giữ độ ẩm điều hoà hơn, đỡ tốn nước , kiểm soát phân tốt hơn ....
Xử lý cây chôm chôm ra hoa
Cây trồng bằng hạt 5 hay 6 năm mới ra trái bói. Cây trồng bằng gốc tháp chỉ cần 3-5 năm mà thôi. Đến 8-10 năm trở đi mới ra trái nhiều. Một cây trưởng thành cho chừng 25-200 kg trái một năm. Trung bình phải từ 100-125 kg trở lên.
Chôm chôm là cây ra hoa nhiều, song tỉ lệ hoa thụ rất thấp, tỉ lệ quả chỉ từ 1 đến 3%. Sự thối (hư) quả xảy ra nặng trong 3 tuần đầu khi thụ tinh và nhẹ hơn trước khi quả chín. Thông thường nguyên nhân chính là thiếu dinh dưỡng (thiếu phân).
Bầu noãn của hoa chôm chôm có hai tâm bì (lá noãn), nhưng thông thường chỉ có một tâm bì phát triển thành quả (hiếm khi cả hai phát triển thành quả). Thời gian phát triển mất từ 13 tới 16 tuần lễ. Tỉ lệ phần thịt quả tăng nhanh từ tuần lễ thứ 9 cho tới tuần lễ thứ 13 và chậm hẳn từ tuần lễ thứ 13 tới tuần lễ thứ 16 (lúc thu hoạch).
Cắt tỉa cành
Trong năm đầu, việc cắt tỉa cành nhằm mục đích là tạo cho cây có hình dáng khoẻ mạnh, đầy đặn, cành lá toả đều quanh cây. Việc cắt tỉa cành được tiến hành như sau:
Nếu cây đã có một cành chính thì cắt bỏ phần ngọn đi, chỉ chừa lại chiều cao tính từ mặt đất lên khoảng 60 cm hoặc 70 cm. Sau khi bị cắt ngọn cây sẽ phát cành, chọn để lại những cành khoẻ mập mọc cách xa nhau vừa phải khoảng từ 4-5 cành mọc đều quanh thân,...cành thấp nhất phải cao hơn mặt đất ít nhất là 50 cm, cành phải hợp với gốc một góc lớn hơn 600C. Khi các cành này dài ra từ 80-100 cm thì cắt ngọn. Sau đó ta tiếp tục thực hiện như vậy trong 18 tháng .
Chôm chôm cũng phải tỉa cành như nhãn, sau mỗi mùa thu hoạch tỉa bỏ các cành đã mang trái bằng cách bấm sâu vào các cành này vì chúng đã kiệt nhựa để cành mới sinh ra. Tất cả các cành bệnh, cành vượt, cành khuất trong tán nên tỉa bỏ. Sau đó bón phân căn bản để cây mau tích lũy lại các chất dự trữ trong thân càng sớm, như vậy khi xử lý ra hoa mới có hiệu quả.
Một số biện pháp xử lý ra hoa thông thường đã được một số nơi áp dụng như sau: xiết nước vào đầu mùa khô từ 3-6 tuần tùy độ lớn, sức sinh trưởng của cây và đặc điểm của đất, sau đó bón phân nhử (bón ít) và tưới nhử (tưới ít) vài ngày trước khi bón đậm, tưới đậm và đều trở lại, cây sẽ ra hoa sớm hơn bình thường. Một số nhà vườn còn làm thêm việc khoanh vỏ. Sự khoanh vỏ nên làm thận trọng vì khi mạch bị chận lại, hệ thống rễ sẽ thiếu dinh dưỡng, nếu lạm dụng thái quá cây có thể chết.
Xử lý chôm chôm ra hoa trái vụ
Sau mùa thu hoạch, nhà vườn phải cắt lá, tỉa cành cho toàn bộ cây chôm chôm. Bắt đầu vào tháng 6 âm lịch, cần tiến hành che gốc, "làm nhà" cho chôm chôm để tạo khô hạn cho cây, tránh nước mưa thấm vào đất. Trước khi che gốc, cần đào các hộc vuông xung quanh cây để thoát nước, dưới đất dằn thêm kali với số lượng 3 bao cho 1ha, kết hợp phun thuốc MKB để kích thích ra hoa.
"Làm nhà" cho cây: Chuẩn bị các cọc, chiều cao cọc khoảng 1,5m. Các cọc cắm cách nhau 2,5m; trên đầu cọc căng dây làm thành dàn như mái nhà và căng nilon. Xung quanh nhà chôm chôm phải đào mương giữ nước. Phải giữ gốc chôm chôm khô trong vòng 1,5 tháng. Khi chôm chôm ra hoa đều phải phun ngừa 2 lần thuốc trị phấn Anvil, mỗi lần cách nhau 7 ngày với liều lượng: 1 muỗng canh pha với 8 lít nước. Lần thứ 2 phun thuốc cho thêm Bioted 6.3 để dưỡng bông và tiếp tục bón phân urê cho bông lớn. 7 ngày sau bón thêm 12 lần urê cho bông nở đều.
Tiếp tục cắt nước để cho trái ra đậu quả. Khi quả đậu đều, "cuốn nhà" đậy chôm lại cho cây tiếp xúc nhiều với ánh nắng và mưa. Lúc này, nhà vườn phải dùng một lần phân 30-30-0 cho trái chôm chôm lớn nhanh với liều lượng 2 bao/ha. 15 ngày sau, nhà vườn bón thêm một lần phân 16-16-8 trong đó có thêm kali hạn chế trái rụng, màu lại đẹp.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây chôm chôm
Trong năm đầu cần chăm sóc cẩn thận chú ý tới sâu bệnh có khả năng phá hoại lá, thân cây gây nên thiệt hại như các loại bọ cánh cứng, rầy đỏ, rệp sắp,… Nếu phát hiện phải phun thuốc diệt trừ ngay như: Azodrin, Bassa, Bi 58, Hostathion pha 10-15 cc cho 10 lít nước (liều lượng theo chỉ dẫn trên chai thuốc).
Trong năm đầu, cây con thường bị những bệnh phổ biến là:
Bệnh cháy lá và vàng lá: đây là bệnh có liên quan đến hàm lượng Kali thấp ở lá và thiếu nước. Cần cung cấp thêm Kali, tốt nhất dùng Sunfat Kali (Kali trắng) cho cây và tưới nước đầy đủ. Các lá vàng có hàm lượng sắt (Fe) thấp (khoảng 22 ppm trong mô) do đó có thể phun sulfate sắt nồng độ 500 ppm để trị.
Bệnh thối rễ: do nấm
Fomes lignosus và Ganodrrma pseudoferreum. Cây chết dần khi bị thối rễ. Dùng các loại thốc gốc đồng để phòng trị.
Đối với cây chôm chôm trưởng thành:
Bệnh Oidium làm hoa thối, rụng và ít trái là bệnh quan trọng nhất. Xịt thuốc căn bản lưu huỳnh hay tổng hợp sẽ làm giảm nấm phá hại.
-Thuốc trừ sâu bệnh: quả chôm chôm hay bị sâu đục quả, ruồi đục quả, và giống như nhiều vùng trồng chôm chôm khác trên thế giới là bị bệnh phấn trắng nghiêm trọng, tại Long Khánh nông dân nhà vườn gọi là bệnh "râu kẽm". Chùm quả bị nhiễm bệnh sẽ bị rụng hoặc còi cọc như vậy cần sử dụng thuốc trừ nấm để phun lên quả ngay ở giai đoạn còn non.
- Chống hiện tượng quả bi: Hiện nay các chất điều hòa tăng trưởng được dùng khá phổ trên cây chôm chôm ở nước ta. Có hai loại bông được sinh ra trên các cây khác nhau: Bông đực và bông lưỡng tính.Vì bông đực không thể cho quả nên các người trồng tỉa có khuynh hướng loại bỏ cây đực qua công việc chọn giống, ghép cây... Điều này dẫn đến không đủ nguồn hạt phấn để thụ cho các hoa lưỡng tính. Trong một số trường hợp hiện tượng quả điếc, hay còn gọi là "quả bi" xuất hiện những quả này có rất ít thịt. Để khắc phục hiện tượng này tại một số vùng trồng chôm chôm người ta phun chất NAA (naphthalene acetic acid). Nồng độ biến động từ 40-160 mg/lít (40-160 ppm) phun ở giai đoạn nụ trước khi bông nở. Khi quả đã thụ rồi để tăng kích thước quả cho chôm chôm rongrien, người ta lại phun NAA ở nồng độ 125 ppm (125 mg/l), nếu dùng đặc hơn quả sẽ bị nhỏ lại.
Theo Văn Chấn / Sở KH-CN Ninh Thuận
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó