Hoa quả
Quy trình trồng canh tác chuối già lùn nam mỹ cho năng suất cao (Musa cavendish)
Trên thế giới chuối là loại trái cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia và vùng miền, đồng thời cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thương mại rau quả toàn cầu. Xuất khẩu chuối đứng đầu về khối lượng và đứng thứ hai về kim ngạch, sau cây cam trong cơ cấu xuất khẩu trái cây của thế giới. Ở nước ta chuối là loại trái cây có diện tích và sản lượng cao, chiếm 19 % tổng diện tích cây ăn trái, cho sản lượng khoảng 1,4 triệu tấn với nhiều giống chuối như chuối tiêu, chuối tây, chuối bom, chuối ngự,…Giống chuối già lùn Nam Mỹ được Viện Sinh học Nhiệt Đới Thành phố Hồ Chí Minh đã sản xuất cấy mô thành công và đưa vào trồng ở nhiều địa phương. Đây là giống chuối mới, năng suất và chất lượng cao hơn so với chuối địa phương. Để canh tác đạt năng suất cao, xin giới thiệu đến bà con quy trình như sau:
Chuẩn bị đất trồng chuối già lùn nam mỹ
Đất trồng được lên liếp có độ dày tầng canh tác từ 50cm trở lên, thoát nước tốt, tránh bị ngập úng,đất phải cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, tạo cho đất tơi xốp.
- Đối với đất mới lên líp được bón 1 tấn/ha vôi bột trước khi trồng 15 ngày
- Đào hố: hố có kích thước 40 x 40 x 40cm.
Mật độ, chọn giống và cách trồng chuối già lùn nam mỹ
- Áp dụng mật độ thâm canh 2000 cây/ha (không tính diện tích ao mương).
- Chọn cây chuối cấy mô có chiều cao 30 – 40cm, đường kính thân 2cm đạt từ 6 – 8 lá, cây to và khỏe mạnh. Khi đem trồng chọn lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh trồng lúc trời nắng gắt. Khi đặt cây con xuống hố trồng thao tác phải nhẹ nhàng tránh làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây, mặt bầu được đặt thấp hơn mặt đất 5 – 10cm và đắp mô hơi cao lên để tránh hiện tượng trồi gốc sau nầy.
- Cây mới đặt xuống phải có cọc cố định để không bị ảnh hưởng bởi gió (nếu có).
- Bố trí trồng ngoài đồng: theo 2 kiểu so le hình tam giác và đối diện hình vuông trên ruộng mình.
Bón phân cho chuối già lùn nam mỹ
Bón phân theo công thức sau: 310 kg Urea + 105 kg surper lân long thành + 310 kg Kali + 2 tấn phân hữu cơ/ha/năm (phân hữu cơ có hàm lượng chất hữu cơ trên 20%).
Bón lót: Bón toàn bộ lân và phân hữu cơ trước khi trồng 7 – 10 ngày, số còn lại chia làm 6 lần bón:
+ Lần 1: 7 ngày sau trồng 21 kg Urê.
+ Lần 2: 25 ngày sau trồng 21 kg Urê + 21 kg Kali.
+ Lần 3: 40 ngày sau trồng 42 kg Urê + 42 kg Kali.
+ Lần 4: 120 ngày sau trồng 63 kg Urê + 63 kg Kali.
+ Lần 5: 180 ngày sau trồng 84 kg Urê + 84 kg Kali.
+ Lần 6: Trước khi trổ buồng 84 kg Urê + 105 kg Kali.
- Cách bón: Ở giai đoạn cây còn nhỏ (lần 1 và 2) có thể hoà tan phân vào nước tưới vào gốc cây. Các lần bón sau bón theo rãnh xung quanh tán cây và lấp đất lại. Khi cây được trên 6 tháng tuổi có thể bón đều khắp mặt liếp.
Tưới nước và quản lý cỏ dại:
- Trong 3 tháng đầu khi cây còn nhỏ tưới 1lần/ngày, thời gian về sau thì tưới 2 lần/ 1 tuần. Khi bón phân có kết hợp tưới nước.
- Khoảng 1 – 1,5 tháng/lần, làm sạch bằng tay xung quanh gốc bán kính từ 0,5 -1m, làm cỏ trước khi bón phân, phần cỏ ngoài mặt liếp dùng máy cắt sát 2 tuần 1 lần, không sử dụng thuốc hoá học để diệt cỏ.
Tỉa mầm để chồi non:
Trên mỗi cây mẹ chỉ nên để 2 – 3 chồi con, các chồi còn lại nên tỉa bỏ, chọn giữ lại chồi mọc khoẻ, cách gốc 10 – 20cm, có thời gian cách nhau bốn tháng, sau 4 tháng để thêm 01 chồi nữa, nên chọn chồi xa gốc cây mẹ và tránh vị trí dưới buồng chuối.
Chăm sóc buồng chuối nam mỹ khi trổ:
Sau khi trồng 7 tháng chuối bắt đầu trổ buồng, sau khi trổ xong hàng hoa cái thì tiến hành cắt bỏ bắp chỉ chừa 8 – 10 nải tuỳ theo sinh trưởng của cây, nên tiến hành cắt bắp vào buổi trưa để hạn chế sự mất nhựa, sau đó phun thuốc trừ bọ trĩ và bệnh thối trái, tiến hành bao quày bằng túi vải màu trắng
- Thông thường 01 tháng sau khi cắt bắp tiến hành chống quày để tránh đổ ngã
Thu hoạch chuối già lùn nam mỹ
Sau khi trồng 7 – 8 tháng chuối bắt đầu trổ buồng, đến 11 – 12 tháng ta có thể thu hoạch lứa đầu tiên, thu hoạch bằng cách đốn cả cây chuối sau đó cắt buồng, xẻ nải và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Chú ý thao tác thu hoạch phải nhẹ nhàn, thu hoạch lúc chuối già, không để chuối chín mới thu hoạch, vì dễ bị hư và dập.
Chăm sóc vườn chuối sau khi thu hoạch buồng:
Cần đốn bỏ thân giả cây mẹ đã lấy buồng, nếu vườn có nhiều sâu bệnh có thể đào bỏ luôn củ cây mẹ, dọn vệ sinh như cắt bỏ các lá khô, bẹ lá khô và chuyển tất cả ra khỏi vườn trồng đặt ở nơi có kiểm soát được sâu bệnh cho cả vườn chuối; có thể sử dụng các vật liệu dọn vườn lúc thu hoạch buồng này làm nguồn phân hữu cơ góp phần cải thiện đất và sinh trưởng của chuối. Bón phân cho vụ thu buồng tiếp theo.
Tag: cơ sở cung cấp giống chuối già lùn nam mỹ, trang trại bán giống cây chuối giống, mua ban hat giong chuoi gia lun nam my, huong dan ky thuat trong cay chuoi lun nam my cho nang suat cao
Theo Thạc sỹ Lê Văn Dũng / Sở nông nghiệp nông thôn Kiên Giang
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó