Hoa quả
Bệnh thối rễ, khô cành Vú Sữa và biện pháp quản lý tổng hợp
Bệnh thối rễ là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm và gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho vùng trồng vú sữa tập trung ở tỉnh Tiền Giang. Bệnh thường xuất hiện và gây hại nặng trên những vườn vú sữa già cỗi, kể cả đối với những vườn trong giai đoạn kiến thiết cơ bản làm sụt giảm đáng kể năng suất và thậm chí gây chết cây.
Kỹ thuật bón phân cho cây Vú Sữa
Kỹ thuật chăm sóc cây vú sữa ghép
Triệu chứng của bệnh thối rễ, khô cành Vú Sữa:
Triệu chứng khá phổ biến và điển hình của bệnh thối rễ trên cây vú sữa là cây còi cọc, kích thước lá bị thu nhỏ lại hay còn gọi “lá me”, tán lá thưa, có màu xanh xám, đôi khi lá trên một số cành bị rụng dẫn đến hiện tượng cây bị trơ cành và trái dễ bị héo xanh.
Hệ thống rễ tơ (rễ mền) hay kể cả rễ thứ cấp đều bị thối nhũn, sau đó khô và hóa nâu. Ngoài ra, bệnh còn tấn công ở vị trí cổ rễ hay một số vị trí cục bộ trên rễ chính (nằm gần mặt đất) từ đó làm cho toàn bộ hệ thống rễ bị thối khô và hóa nâu, nếu phát hiện muộn thì sẽ rất khó phòng trị.
Tác nhân của bệnh thối rễ, khô cành Vú Sữa:
Thối rễ do nhiều tác nhân gây ra như: Nấm Fusarium solani, Fusarium oxysporium và Pythium helicoides; nứt khô cành do nấm Botryospaeriarhodia.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của bệnh: Tuổi vườn khá cao; bón phân không cân đối giữa các thành phần N, P và K.
Đặc biệt vẫn còn sử dụng biện pháp bơm lùa và bón nhiều phân đạm để kích thích ra hoa sớm vụ; sử dụng quá ít phân hữu cơ; đất chua và bón quá ít vôi; nông dân không biết nguyên nhân gây bệnh và biện pháp quản lý thiếu đồng bộ; bệnh phát triển rất nhanh, khó phát hiện và do đó các biện pháp xử lý bệnh đều không đạt hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, thiết kế vườn chưa đúng kỹ thuật, ngập úng, thoát nước kém trong mùa mưa lũ và bồi bùn lên mặt liếp quá dày… cũng là những yếu tố góp phần làm cho bệnh trở nên trầm trọng.
Bệnh thối rễ, khô cành cây vú sữa do nhiều tác nhân khác nhau, những tác nhân này đều có nguồn gốc phát sinh từ đất, do đó đòi hỏi phải áp dụng nhiều biện pháp quản lý tổng hợp thì mới đạt được hiệu quả. Ngoài ra, việc kiểm tra vườn thường xuyên để có thể phát hiện sớm bệnh, từ đó có biện pháp quản lý bệnh kịp thời và hiệu quả.
Quy trình quản lý tổng hợp bệnh thối rễ, khô cành
1. Giai đoạn sau thu hoạch
- Tiến hành vệ sinh vườn: Thu gom lá khô trên mặt liếp, trái bị nhiễm sâu bệnh, cắt tỉa cành bị sâu bệnh, cành vượt bên trong tán, cành ốm yếu.
- Tỉa cành, trẻ hóa những vườn cây vú sữa già cỗi, bị nhiễm bệnh thối rễ, giúp cây hồi phục sinh trưởng nhanh và chất lượng trái được cải thiện. Nên tỉa cành để cây vú sữa phân bố cành đều theo các hướng và khống chế chiều cao không quá 4-4,5m.
Đối với những vườn vú sữa già cỗi, cây bị nhiễm bệnh thối rễ thì tùy thuộc vào tuổi cây, mức độ nhiễm bệnh có thể tỉa từ 45-60% tán cây hoặc thấp hơn tỷ lệ này nhằm giúp sự cân bằng giữa tán cây và bộ rễ bị thối trong đất cũng như gia tăng chất lượng trái. Lưu ý, nên khử trùng vết cắt bằng thuốc trừ nấm có gốc đồng hoặc sơn công nghiệp để ngăn ngừa bệnh xâm nhiễm qua vết thương.
- Bón vôi cho toàn bộ vườn với liều lượng từ 5-10kg/ cây trưởng thành.
- Xử lý thuốc trừ nấm gây bệnh thối rễ: có 2 trường hợp xảy ra:
* Trường hợp cây thối hệ thống rễ thứ cấp (rễ tơ, rễ mền): Khi phát hiện hệ thống rễ bị thối, tiến hành xử lý thuốc bằng cách xới nhẹ đất xung quanh tán cây, sau đó tưới một trong các loại thuốc trừ nấm có hoạt chất như: Fosetyl-aluminium, Mancozeb + Metalaxyl, Cuprous oxide, Benomyl theo liều lượng khuyến cáo, số lần tưới thuốc từ 3-5 lần/năm tùy vào tình hình diễn biến bệnh trên vườn.
Nên tiến hành xử lý thuốc khi cây đang thu hoạch còn 10-20% số trái trên cây. Tưới đều dung dịch thuốc xung quanh tán cây, sau đó tưới nước liên tục 2-3 ngày để giúp thuốc hoà tan và thấm đều vào trong đất.
* Trường hợp cây thối rễ chính, cổ rễ: Trong trường hợp cây bị thối ngay vị trí cổ rễ, rễ chính nằm gần mặt đất thì phải cào đất ra cho lộ rõ bộ phận rễ bị bệnh, cạo sạch vết bệnh và sử dụng cùng các loại thuốc nêu trên bằng cách pha đậm đặc theo tỷ lệ 1:1 (thuốc : nước) quét lên vị trí vết bệnh và tưới chung quanh vị trí này. Lặp lại nhiều lần (3-4 lần), mỗi lần cách nhau 7-10 ngày cho đến khi kiểm tra thấy vết bệnh hết thối.
Sau xử lý thuốc, nên sử dụng vật liệu che đậy gốc (cỏ khô, mụn dừa…) nhằm giúp rễ tơ mới mọc ra nhanh và tránh bị ánh sáng mặt trời tác động trực tiếp. Kết hợp rải thuốc trừ tuyến trùng đất (Diazinon, Fipronil, Cytokinin) theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì, xử lý 1-2lần/năm hoặc nhiều hơn nếu đất bị nhiễm tuyến trùng nặng.
- Có thể tưới hỗ trợ các chế phẩm kích thích sinh trưởng bộ rễ nhằm gia tăng sự phát triển rễ mới ngay sau khi tưới thuốc hóa học khoảng 7-14 ngày. Tưới định kỳ từ 1-2 lần/tháng cho đến khi kiểm tra thấy cây ra rễ mới.
- Rải phân hữu cơ đã được ủ hoai với liều lượng 10-20kg/cây trưởng thành kết hợp với một số vi sinh vật có lợi Trichoderma, Streptomyces và Pseudomonas.
2. Giai đoạn chuẩn bị xử lý ra hoa
- Xử lý ra hoa cho vú sữa khi cây đã trưởng thành, cho trái ổn định bằng phương pháp điều tiết nước và bón phân cân đối, hợp lý theo quy trình canh tác đã được khuyến cáo. Lưu ý không được bơm lùa và giữ nước trên mặt liếp quá lâu làm hư bộ rễ.
- Phun ngừa bệnh gây nứt-khô cành 1-2lần/đợt chồi cho toàn bộ tán cây bằng các loại thuốc trừ nấm có hoạt chất: Thiophanate-methyl, Fenbuconazole, Myclobutanil ở giai đoạn cây ra đọt, cành non, cành chuẩn bị chuyển sang bánh tẻ.
- Tiếp tục xử lý thuốc trừ bệnh thối rễ với các loại thuốc nêu trên.
3. Giai đoạn cây mang trái
- Tỉa bỏ bớt trái bị nhiễm sâu bệnh, tì vết, cành nhỏ mang quá nhiều trái. Lưu ý đối với những cây sau trẻ hóa thường mang nhiều trái do đó nên giữ một số lượng trái nhất định và chỉ để nhiều trái đối với cành trẻ hoá từ 36 tháng trở đi.
- Tiếp tục cung cấp thêm phân vô cơ theo quy trình canh tác và bón tăng cường phân hữu cơ hữu cơ ủ hoai/thương mại từ 2-5kg/gốc.
- Ở thời điểm bắt đầu thu hoạch trái thì nên duy trì chế độ tưới định kỳ và tưới vừa phải nhằm cung cấp đầy đủ nước cho cây trong giai đoạn mang nhiều trái.
Theo Ấp Bắc Online
Từ khóa: phương pháp phòng bệnh và trị bệnh thối rễ khô cành ỡ vú sữa, điều trị bệnh thối rễ khô cành vú sữa, các bệnh thường gặp ở bệnh thối rễ khô cành vú sữa
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó