Hoa quả
Các biện pháp phòng trừ bệnh hại hoa hồng
1. Các bệnh sâu hại hoa hồng
Nhện đỏ hại hoa hồng
Cư trú ở mặt dới của lá, chích hút dịch trong mô lá tạo thành vết hại có màu nâu làm cho lá có màu vàng, quăn queo rồi rụng. Thuốc hoá học đặc trị để trừ nhện đỏ là: Pegasus 500 SC 7 – 10 ml/bình 8 lít nớc hoặc Ortus 5 SC 10 – 12 ml / bình 8 lít nước. Phun ngay khi phát hiện có triệu chứng của nhện.
Rệp hại hoa hồng
Rệp thờng phá hại trên thân, lá, ngọn cây hồng, đặc biệt rệp sáp phủ lớp trắng sáp, không thấm nớc. Sử dụng các loại thuốc hoá học nh sau: Supaside 40 ND nồng độ 0,15 % liều lợng 3 bình cho một sào Bắc Bộ, Supathion 12ml/1bình 8lít, Thiodal 15-20 ml/bình 8 lít.
Sâu xanh và sâu khoang hại hoa hồng
Hai loại sâu này trởng thành đẻ trứng từng ổ dới mặt lá, có thể dùng biện pháp thủ công nh ngắt bỏ ổ trứng, cắt bỏ hoặc tiêu huỷ các bộ phận bị sâu phá hoại và dùng các loại thuốc: Supracide 10 – 15 ml/bình 8 lít, Pegasus 500 SC 7 – 10 ml/bình 8 lít, Cyperin 5 EC 10 –13 ml/bình 8 lít. Phun vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm.
Bọ trĩ hại hoa hồng
Bọ trĩ chích hút nhựa ở ngọn non, lá non, đặc biệt là hại hoa, nụ, tạo vết chích trên cánh hoa, hoa xấu, cánh dị dạng, hoa nhanh tàn và thối. Mật độ cao vào thời gian nụ, hoa ảnh hởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lợng hoa. Sử dụng một số loại thuốc sau: Polytrin P 440 ND 8 – 10ml/bình 8 lít, Secectron 500 ND 7 – 1510ml/bình 8 lít, Ofatox 400 EC 8 – 10 ml/bình 8 lít.
2. Các bệnh hại cây hoa hồng
Bệnh phấn trắng hại hoa hồng
Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, bệnh hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông, bệnh phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, nụ ít, hoa thờng không nở thậm chí chết cây, có thể dùng thuốc Score 250 ND liều lợng 0,2 – 0,3 lít/ ha(nồng độ 10 ml/bình 8 lít) , Anvil 5SC liều lợng 1 lít/ ha
Bệnh đốm đen hại hoa hồng
Vết bệnh hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thờng phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt. Thuốc phòng trừ bệnh là Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít; Đồng Ôxyclorua 30 BTN 70 g/bình 8 lít, Anvil 5SC 12 –15 ml/bình 8 lít.
Bệnh gỉ sắt ở hoa hồng
Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt dới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc, thuốc phòng trừ là Kocide 10 – 15 g/ bình 8 lít, Vimonyl 72 BTN 50 g/bình 8 lít, Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít.
Bệnh héo Verticillium ở hoa hồng
Trên các ngọn bị héo nhưng vẫn còn xanh, các lá thấp dưới bị vàng, ban đêm có thể hồi phục nhưng sau vài ngày cả phần ngọn cũng chuyển sang màu vàng sau cùng là màu nâu, tàn úa và chết, thường bắt đầu chết từ ngọn đi xuống. Trên hoa bị những vệt đen dọc theo chiều dài của cánh hóa.
Bệnh hại nặng trong mùa hè khi thời tiết bị khô hạn, hoa hồng trồng ngoài trời ít bị bệnh này hơn hoa hồng được trồng trong nhà kính.
- Nguyên nhân: do nấm Verticillium albo-atrum Berth, bào tử đính là một tế bào trong suốt có dạng hình cầu được đính trên các cành bào tử phân sinh. Nấm này truyền được qua các mô, mắt ghép trong quá trình cấy mô.
Các giống mẫn cảm bệnh là: Rose odanata, Ragged Robin.
Các giống rất kháng bệnh là: Rose Multiflora, Rose Manetti.
- Phòng trừ: do nguồn bệnh tồn tại trong đất rất lâu nên trước khi trồng cần khử trùng bằng hóa chất như formol 3% hoặc bằng một số thuốc trừ sâu như Basudin... Tuy nhiên bệnh này rất khó phòng trừ cho hoa hồng trồng ngoài đồng với diện tích lớn.
Bệnh chết khô ở hoa hồng
Trên hoa xuất hiện những đốm nhỏ có màu nâu, mọc riêng lẻ hay liên kết lại với nhau thành đám phồng lên, các giống hoa có màu trắng rất dễ bị hại (hoa bị khô cháy).
Bệnh lây nhiễm qua vết cắt, vết thương trong khi chăm sóc, tỉa cành. Khi điều kiện môi trường thuận lợi thì hại cả thân cây làm cây bị đổ gãy hoặc thân cây bị sần sùi.
- Nguyên nhân: do nấm Botrytis cinerea Pers ex Fr. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 15oC.
- Phòng trừ: cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phận bị bệnh như nụ, hoa, cuống, thân.
Dùng một số thuốc hóa học Kasuran, Daconil, Carbenzim... định kỳ 1 tuần/lần.
Bệnh thán thư (Spot anthracnose) ở cây hoa hồng
Trên thân, cành bị bệnh cũng có vết nứt dọc màu hồng, sau chuyển qua màu nâu, cành bị bệnh suy yếu dễ gãy.
Trên hoa và đài cũng có thể bị bệnh nhưng ít gặp hơn.
Bệnh gây hại nặng vào mùa xuân, nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, bào từ lan truyền nhờ nước tưới.
- Nguyên nhân: do nấm Sphaceloma rosarum (Pass)(Elsinoe rosarum).
- Phòng trừ: khi xuất hiện bệnh phải giảm lượng nước tưới, tránh để nước đọng trên lá. Thu dọn các bộ phận bị hại. Phun thuốc hóa học theo định kỳ từ 1-2 tuần/lần tùy mức độ cây bị hại. Có thể sử dụng các loại thuốc: Anthracol, Score, Carbenzim....
Bệnh đốm lá: do rất nhiều nguyên nhân
- Do nấm Cercospora puderi B. H. Davis: vết bệnh lớn có kích thước lên tới 5mm, trung tâm vết bệnh có màu xám nâu xung quanh viền nâu đỏ, nấm gây hại chủ yếu trên mặt lá ở những nơi rậm rạp.
- Do nấm Colletotrichum capsici (Syd)Butl Bisby: Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ có màu nâu, về sau lan rộng có màu nâu nhạt, nhiều vết bệnh tập hợp lại thành mảng phủ đầy trên mặt lá làm cho lá bị khô rách và rụng sớm.
Bệnh do tuyến trùng ở hoa hồng
Ngoài ra còn có nhiều triệu chứng khác có thể xảy ra do tuyến trùng hại rễ và phụ thuộc vào loài và số lượng tuyến trùng ký sinh trong đất.
Tuyến trùng có thể tồn tại trong đất, rễ cây (trong nhà kính và ngoài đồng) do đó có thể sử dụng thuốc xông hơi (Metyl bromide), thuốc trừ tuyến trùng (Oncol, Vimoca, Furadan, Nemacur...) để trừ nguồn tuyến trùng trong đất trước khi trồng cây hoặc có thể xử lý bằng hệ thống nước nóng khoảng 38oC trong 24 giờ hoặc có thể xử lý bằng nhiệt độ 48oC trong 35 phút.
Bệnh do virus
- Bệnh xoăn lá (Cucumber Mosaic Virus - CMV): trên lá có những đốm đậm nhạt loang lổ, lá chuyển qua màu vàng xanh đậm, cây phát triển yếu, xác đốt ngắn lại, cây bị bệnh hoa ít, dễ rụng, bệnh nặng làm cho các lá đỉnh mầm non bị xoắn lại, bệnh nhẹ thì trên lá có những đám xanh đậm nhạt xen kẽ nhau nên gọi là hoa lá.
- Phòng trừ: rầy Aphids là môi giới truyền bệnh CMV nên phải phun thuốc để diệt đối tượng này bằng cách loại thuốc hóa học như Bassa, Supracide, trebon... Vệ sinh vườn sạch, thoáng, diệt cỏ dại xung quanh vườn. Giảm số lần tưới khi cây bị bệnh.
Bệnh do vi khuẩn
- Hại trên lá, thân, cành nhất là những cành non.
- Cây bị bệnh cằn cỗi, lá có màu xanh hoặc hơi vàng.
- Các đốt thân ngắn lại tạo thành những u sưng sần sùi, vỏ, thân, cành nứt rạn nhiều khía chằng chịt, bên trong gỗ nổi u, vết bệnh có màu nâu, nhiều vết sần sùi có thể chập lại liền nhau thành một đoạn dài, có khi vết bệnh bao phủ quanh cả cành, có khi chỉ một phía làm dễ gãy, khô chết.
- Nguyên nhân: do vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens. Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển là từ 21oC-26oC. Các giống hoa hồng Rosa multifloraa, R. manetti, Bayse No3 rất mẫn cảm với bệnh này.
- Phòng trừ: vệ sinh sạch sẽ nơi trồng. Huỷ bỏ những thân cây bị bệnh. Dùng thuốc kháng sinh như: Streptomycine, Kasuran, Penicillium... và dùng Orthene 75S, Vydate 2L để trừ côn trùng môi giới truyền bệnh.
Theo Agriviet
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó