Hoa quả
Những lưu ý trong canh tác cây ăn quả mùa khô 2017-2018 tại Nam Bộ
Theo Viện Cây ăn quả miền Nam, Nam bộ là vùng sản xuất cây ăn quả chủ lực của cả nước, trong đó đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất cây ăn quả lớn nhất cả nước. Tuy nhiên trong những năm gần đây, một số hiện tượng và tác động của biến đổi khí hậu đã xuất hiện tại khu vực ĐBSCL như hạn hán, xâm nhập mặn, bão lụt với tần suất ngày càng nhiều và không theo quy luật đã gây những tổn thất to lớn cho con người, đất đai và cây trồng.
Từ bài học kinh nghiệm sâu sắc của đợt hạn mặn mùa khô 2016-2017, các nhà vườn trồng cây ăn quả tại Nam bộ phải có các bước chuẩn bị và biện pháp chăm sóc vườn cây ăn quả nhằm hạn chế tối thiểu những thiệt hại về thời tiết và thủy văn có thể xảy ra trong mùa khô 2017-2018 là cần thiết trong tình hình hiện nay.
1. Đề phòng những cơn mưa trái mùa trong mùa khô
Trong tình hình thời tiết không còn phân chia theo quy luật hai mùa mưa nắng rõ rệt như trước đây, thay vào đó là những cơn mưa trái mùa có thể gây ra những thiệt hại không nhỏ cho các vườn cây ăn quả, nhất là các vườn trong giai đoạn xử lý ra hoa, đậu quả non hoặc quả đang phát triển. Khi mưa trái mùa xảy ra, cần chú ý triển khai thực hiện một số biện pháp kỹ thuật sau:
- Sau mưa cần kiểm tra tình trạng, đánh giá thiệt hại trên vườn cây ăn quả, từ đó đề ra kế hoạch để khắc phục tác hại của các cơn mưa trái mùa gây ra cho vườn cây.
- Đối với những vùng đất thấp dễ bị ngập úng thì cần đào các rãnh nhỏ trên líp để nước thoát nhanh xuống mương, tránh được hiện tượng ngập úng cục bộ.
- Cần chuẩn bị máy bơm nước và các dụng cụ cần thiết để nhanh chóng bơm nước ra khỏi vườn nếu vườn đang trong tình trạng xiết nước để xử lý ra hoa.
- Đối với những vườn cây ăn quả đang trong giai đoạn xử lý khô hạn để tạo mầm hoa thì nên sử dụng màng ni-lon không thấm nước làm mái che trên mặt líp trồng cây, đồng thời chuẩn bị tốt khâu thoát nước trong vườn nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của các cơn mưa trái mùa đến hiệu quả xử lý ra hoa.
- Đối với những vườn đang ra hoa mang trái non, khi gặp những cơn mưa trái mùa (thường có axit) sẽ làm rụng hoa và trái non. Do đó sau mưa axit cần xử lý tưới xả lên toàn bộ cây để hạn chế tác hại của mưa axit làm cây không ra hoa hoặc rụng hoa.
- Đối với những vườn đang ra hoa mà bị ảnh hưởng từ nhẹ đến trung bình thì nên tăng cường chăm sóc, phun phân bón lá có chứa Bo hoặc các chất điều hòa sinh trưởng như NAA, GA3 sẽ có tác dụng giảm rụng quả và tăng tỷ lệ đậu quả.
- Đối với những vườn đang ra hoa mà bị ảnh hưởng gần như toàn bộ (cây không thể ra hoa được) thì nên có kế hoạch chăm sóc, dưỡng cây để chuẩn bị cho đợt xử lý ra hoa kế tiếp.
- Đối với những vườn cây đang đậu quả non hoặc quả trong giai đoạn phát triển thì nên phun phân bón lá có chứa Ca, Cu, Bo, Zn để tránh hiện tượng nứt quả.
- Ngoài ra, những đợt mưa trái mùa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh thối quả, thán thư… phát triển và gây hại. Do đó có kế hoạch phòng trừ bệnh cho vườn cây ngay sau khi các cơn mưa trái mùa.
2. Cắt tỉa cành và xử lý ra hoa trong mùa khô hạn
- Để giảm bốc thoát hơi nước và nhu cầu cần nước của cây trong thời điểm nắng nóng này, cũng như giúp cây thông thoáng, tăng khả năng quang hợp, bà con nông dân nên tiến hành cắt tỉa những cành vô hiệu, cành bên trong tán, cành ốm yếu, bị sâu bệnh.
- Tuy nhiên, không nên cắt tỉa hơn 15% số cành/cây, việc tỉa nhiều có thể cây ra nhiều tượt non sẽ cần lượng nước tưới và nhu cầu dinh dưỡng mà trong điều kiện hạn mặn thì chúng ta chưa thể đáp ứng được yêu cầu đó.
- Không nên xử lý ra hoa cho cây ăn quả ở những vùng đất mà điều kiện nguồn nước tưới không đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cây trong giai đoạn đậu quả và quả phát triển.
- Không nên xử lý ra hoa đối với những cây còn yếu (bộ lá mới hình thành nhưng chưa phát triển đầy đủ), chỉ xử lý ra hoa đối với những cây khỏe mạnh và không nên cho cây ra quá nhiều hoa/quả non sẽ đòi hỏi nhu cầu lượng nước và dinh dưỡng nhiều.
- Phun/tưới các chế phẩm có nguồn gốc hữu cơ, nhất là các chế phẩm có chứa axit-amin như Proline, Alanine, Leucine để tăng tính chống chịu, tăng chất lượng trái cây sau này.
3. Đề phòng xâm nhập mặn cho vườn cây ăn quả vùng ĐBSCL
- Củng cố hệ thống đê bao của mỗi vườn cho chắc chắn để tránh nước mặn xâm nhập vào vườn nếu có.
- Dự trữ nước ngọt trong mương để tưới cho cây hoặc dự trữ trong những túi ni-lon dày và đặt dưới gốc cây để tưới cho cây trồng trong những tháng nước mặn.
- Hạn chế tối đa việc tưới nước nhiễm mặn cho cây trồng khi độ mặn >1‰.
- Để giảm bốc thoát hơi nước và nhu cầu cần nước của cây nên tiến hành tỉa cành, tạo tán, tỉa bớt hoa và quả trong giai đoạn này.
- Tủ gốc giữ ẩm cho cây trồng bằng rơm rạ, lục bình, cỏ khô…
- Tăng cường bón phân hữu cơ và Kali nhằm làm tăng hàm lượng K+ trong cây để tỷ lệ K/Na cao, từ đó hạn chế sự thu hút Na+ vào cây, hạn chế cây bị ngộ độc do Na+.
- Bón phân lân để cung cấp lân cho cây, hạn chế sự thu hút các ion Cl- quá nhiều trong cây.
- Không nên bón phân có chứa Natri và Cl vì sẽ tăng độ độc cho cây.
- Có thể phun phân bón lá có chứa Kali, Canxi, Magiê, Silic giúp cây tăng đề kháng, tăng khả năng chịu hạn, chống chọi với nhiễm mặn, cứng cây, không đổ ngã. Các ion này có khả năng điều chỉnh thẩm thấu, gia tăng khả năng hút nước của cây, hạn chế việc hấp thu và vận chuyển Na+ và Cl- từ rễ vào thân cây, do đó gia tăng khả năng chống chịu mặn.
- Phun các chế phẩm có chứa các axit-amin như Proline để tăng tính chống chịu của cây trồng đối với mặn.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về dự báo tình hình xâm nhập mặn, nồng độ mặn trên các sông, rạch để có hướng xử lý kịp thời ngăn chặn hoặc lấy nước vào vườn.
Theo Bản tin KHCN Nông nghiệp và PTNT số 1&2/2018
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó