Hoa quả
Sâu xanh hại cây quất và cách phòng trừ
Câu hỏi: Cây quất ở chỗ chúng tôi gần đây thường hay bị một lọai sâu có mầu xanh, lúc nhỏ chỉ lớn cỡ cọng nhang nằm bất động, nhìn giống như cục phân chim, con lớn có thể to bằng đầu đũa ăn, mầu xanh. Chúng ăn khuyết lá lá non và lá bánh tẻ, nếu bị nặng lá chỉ còn trơ lại gân chính, cành non, nhìn xơ xác. Xin cho biết đó là sâu gì? Có cách nào để phòng trị chúng?
Nguyễn Văn Trinh - Hóc Môn (Tp. Hồ Chí Minh)
Trả lời: Qua mô tả của bạn, kết hợp với những gì mà chúng tôi biết được về sâu bệnh hại trên cây có múi nói chung và trên cây quất kiểng nói riêng, chúng tôi cho rằng con sâu đang gây hại trên cây quất kiểng ở chỗ bạn là con sâu xanh ăn lá cam qúyt (Papilio sp.), chúng thuộc họ bướm phượng (Papilionidae), bộ cánh vẩy (Lepidoptera). Lọai sâu này có vài lòai, nhưng ở nước ta chủ yếu là lòai P. polytes và P. demoleus . Ngòai cây quất kiểng như bạn đã thấy, chúng còn gây hại trên nhiều lọai cây có múi khác như cam, quýt, chanh, bưởi...
Con trưởng thành là một lọai bướm rất to và đẹp. Với lòai P.polytes thì mặt trên của cánh con đực có mầu đen, có hàng đốm hình bầu dục mầu vàng hoặc trắng, ở gần phần giữa của cánh sau. Con cái có cánh trước mầu đen, rìa cánh sau có những đốm nhỏ mầu đỏ, giữa cánh sau có 4 đốm trắng lớn và một đốm trắng nhỏ. Con trưởng thành của lòai P. demoleus có chiều dài khỏang 2,5-3 cm, sải cánh rộng khỏang 9,5-10,5 cm, mặt trên cánh có mầu đen, với những đốm mầu vàng, phần gần cuối của 2 cánh sau có 2 đốm mầu đỏ. Trưởng thành thường họat động vào buổi sáng, chúng bay rất đẹp trong các vườn cam, qúyt, bưởi...
Bướm cái đẻ trứng rải rác (thường 1-3 qủa) trên mặt lá non, búp lá. Trứng hình tròn, mầu trắng đục và khá lớn (khỏang 1 mm). Sau khi nở sâu non có mầu nâu đậm và nằm rải rác trên lá non, ít di chuyển, gần như bất động, nếu không có kinh nghiệm hoặc không chú ý bạn sẽ rất dễ lầm tưởng đó là những cục phân chim. Sau khi nở sâu ăn vỏ trứng sau đó ăn lá non, chồi non, khi lớn sâu chuyển dần sang mầu xanh lục, có viền trắng vàng như vành khăn trên đầu (ảnh III-4)và ăn rất khỏe, làm cho lá bị khuyết, thủng. Vào những đợt cây ra đọt non, lá non chỉ cần vô ý không thăm vườn trong vài ngày đã có thể bị sâu gây hại rất nặng. Đẫy sức sâu lớn cỡ cây viết chì và dài khỏang 4 cm, đến lúc này sâu có thể ăn cả lá bánh tẻ. Đúng như bạn đã thấy, nếu bị hại nặng lá cây quất chỉ còn trơ lại gân chính, cành lá xơ xác, làm mất diện tích lá cho qúa trình quang hợp của cây, cây quất sẽ suy yếu, còi cọc (nhất là khi cây còn nhỏ). Sau non tuổi lớn có mầu xanh rất giống với mầu xanh của lá cây, cành non nên khó phát hiện và chúng có đặc điểm là mỗi khi đụng đến liền thò hai cái “sừng” ra như để đe dọa và tiết mùi hôi để xua đuổi.
Khi sắp vào nhộng, mình sâu cong lại nhả tơ ở đít để gắn nhộng treo mình vào mặt dưới của phiến lá hay cành cây một cách chắc chắn.
Để hạn chế tác hại của sâu bạn nên thường xuyên kiểm tra vườn quất vào những đợt cây ra lá non, đọt non để phát hiện và có biện pháp diệt trừ sâu kịp thời. Nếu số cây quất của nhà các bạn có ít, mật số sâu không cao thì bạn nên vạch lá tìm kiếm sâu rồi bắt giết. Nếu mật số sâu cao, vườn quất rộng không có điều kiện bắt bằng tay bạn có thể dùng một trong những lọai thuốc trừ sâu thông thường như Fastac 5EC, Sherpa 10EC hoặc 25EC, Cyperan 5EC hoặc 10EC, Bi-58, Sumi-alpha 5EC...để phun xịt. Về liều lượng và cách sử dụng bạn có thể đọc hướng dẫn có ghi trên nhãn thuốc ./.
Trích nguồn: TTNC Nông Vận
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó