Hoa quả
Bộ Công Thương thông tin về "quy luật" nhập chuối của Trung Quốc
Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) vừa chia sẻ một số thông tin liên quan đến diễn biến thị trường mặt hàng chuối tại Trung Quốc. Hiện nước này đang nhập khẩu chuối từ một số nước láng giềng lân cận như Việt Nam, Lào, Myanmar, với giá trung bình khoảng 4 NDT/kg.
Đầu tháng 3, giá chuối tại một số vùng trồng ở Đồng Nai đã tăng đột biến, do thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua, với giá mua tại vườn ở mức 17.000-18.000 đồng/kg. Đây là mức cao nhất trong vòng 2 năm trở lại, cao gấp chục lần so với giá 1.000-2.000 đồng/kg vụ 2017.
Việc giá chuối tăng đột biến khiến nhiều người lo ngại về tình trạng “sốt ảo”, nhất là khi ở một số vùng trồng, người dân đang ồ ạt chuyển sang trồng chuối, nguy cơ dư thừa hoàn toàn có thể xảy ra.
Hiện có khá nhiều thương lái đổ về Đồng Nai mua chuối già để đóng hàng xuất khẩu sang Trung Quốc (Ảnh minh họa)
Qua nghiên cứu thị trường, Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) vừa chia sẻ một số thông tin liên quan đến diễn biến thị trường mặt hàng chuối tại Trung Quốc để các doanh nghiệp, hộ nông dân nắm và chủ động điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh.
1. Tình hình sản xuất, cung ứng chuối của Trung Quốc:
Theo số liệu sản xuất và kỹ thuật ngành chuối Trung Quốc, diện tích trồng và sản lượng chuối của Trung Quốc thời gian qua đã giảm 25%; từ khoảng430 nghìn ha và sản lượng 12 triệu tấn của năm 2015 xuống còn hơn 320 nghìn ha, sản lượng 9 triệu tấn vào năm 2016.
Theo điều kiện khí hậu thổ nhưỡng, vùng trồng chuối của Trung Quốc chủ yếu tập trung tại các địa phương phía nam Trung Quốc gồm Quảng Đông (khoảng 130 nghìn ha), Vân Nam (khoảng 80 nghìn ha), Quảng Tây (khoảng 66 nghìn ha), Hải Nam (khoảng 20 nghìn ha), Phúc Kiến (khoảng 13 nghìn ha).
Ngoài nguồn cung chuối nội địa, Trung Quốc nhập khẩu chuối từ một số nước láng giềng lân cận như Việt Nam, Lào, Myanmar. Giá nhập khẩu trung bình dao động xunh quanh 4 NDT/kg tùy chủng loại và chất lượng.
2. Tình hình nhập khẩu và biến động giá chuối tại Trung Quốc thời gian gần đây:
Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, lượng chuối nhập khẩu từ Việt Nam năm 2017 đạt gần 51 nghìn tấn, kim ngạch đạt 24,3 triệu USD. Tính đến hết tháng 01/2018, lượng chuối nhập khẩu từ Việt Nam là 5.132 tấn với kim ngạch là 2,8 triệu USD.
Kim ngạch nhập khẩu chuối của Trung Quốc thời gian qua:
(tỷ giá quy đổi hiện nay 01 NDT tương đương khoảng 3.600 VNĐ)
Giá bán lẻ mặt hàng chuối tại Trung Quốc từ đầu năm 2018 không ổn định, cụ thể từ tháng 01 – 02, giádao động từ 3 – 3,5 NDT/kg, sau Tết Âm lịch đến nay giá chuối giảm khoảng 40%, còn khoảng từ 1,5 – 2,5 NDT/kg. Riêng chuối nhập khẩu có giá bán lẻ cao hơn chuối nội địa.
Tại các tỉnh giáp biên giới Việt Nam như Quảng Tây, Vân Nam giá chuối bán lẻ cũng có biến động tương tự. Thời điểm trước và sau Tết giá khá cao, khoảng trên 4 NDT/kg; đầu tháng 3, giá giảm mạnhkhoảng 40-50%, chỉ còn hơn 2 NDT/kg. Ở thời điểm hiện tại giá bán lẻ chuối tại Quảng Tây đã trở lại khoảng 4 NDT/kg.
Tính đến thời điểm ngày 13/3/2018, giá chuối nhập khẩu từ Việt Nam, Lào và Myanmar tại khu vực Vân Nam tăng nhẹ, mức tăng từ 0,1- 0,2 tệ/kg. Riêng khu vực Hà Khẩu, Kim Bình (giáp Lào Cai và Lai Châu), giá dao động từ 2,1 – 2,8 NDT/kg đối với chuối chất lượng tốt và từ 1,7 - 2.1 NDT/kg đối với chuối có chất lượng trung bình.
Sơ chế chuối xuất khẩu. Ảnh minh họa
3. Nguồn cung và giá chuối Trung Quốc hàng năm:
Nguồn cung và giá chuối tại thị trường Trung Quốc thường diễn biến theo quy luật như sau:
- Từ tháng 01 - 02: chuối thường được giá do ảnh hưởng nhu cầu tiêu thụ của Tết Âm lịch, giá chuốibán lẻ dao dộng từ 03 - 05NDT/kg, với chuối chất lượng cao hoặc nhập khẩu giá có thể cao hơn.
- Tháng 3: giá chuối trên thị trường thường giảm do nguồn cung tăng từ địa phương chuyên canh chuối như Vân Nam, Hải Nam khi thời tiết ấm dần lên; bên cạnh đó nguồn cung từ Myanmar, Lào cũng vào vụ.
- Tháng 4 - 5: Giá thường ổn định và có thể tăng nhẹ do thời điểm này nhu cầu tiêu thụ chuối khá ổn định. Từ trung tuần tháng 5 trở đi, chuối tại Vân Nam, Lào, Myanmar vào cuối vụ; nguồn cung chuối chất lượng cao ra thị trường giảm và chủ yếu là từ Hải Nam.
- Từ tháng 6 - 9: Thời gian này Hải Nam vào cuối vụ, khu vực Quảng Đông, Phúc Kiến thay thế trở thành nguồn cung chính; do thời điểm này vào mùa mưa bão nên giá chuối dao động theo diễn biếnthời tiết; người nông dân cũng thường có xu hướngcố gắng thu hoạch sớm trước mùa mưa bão.
- Từ tháng 9 - 11: Giai đoạn này chủ yếu là nguồn cung chuối từ Quảng Tây. Với chất lượng được đánh giá khá cao do không bị ảnh hưởng của bệnh vàng lá hay thời tiết nên giá chuối Quảng Tây tương đối cao và ổn định. Tuy nhiên, dù đã ban hành một số chính sách hỗ trợ đối với ngành trồng trọt nhưng diện tích trồng chuối trong năm 2018 của Quảng Tây dự kiến vẫn giảm khoảng 40%.
- Tháng 12: từ tháng 12 đến đầu năm tiếp theo là thời điểm nguồn cung và chủng loại hoa quả (trong đó có chuối) tại Trung Quốc đều thiếu do thời tiết giá lạnh nên giá cả thường tăng cao.
Theo Thiên Hương / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó