Hoa quả
Đào chết 'trơ xương', người trồng đào Hà Tĩnh lo mất tết
Những trận lũ liên tiếp vào tháng 9, tháng 10 đã qua nhưng ảnh hưởng của nó tại nhiều địa phương tỉnh Hà Tĩnh còn rất nặng nề. Đặc biệt, người trồng đào phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh) thấp thỏm đứng ngồi không yên vì đào đang vào kỳ thu hoạch bỗng dưng chết hàng loạt.
Có mặt tại làng đào Thạch Quý những ngày này, khác với không khí tất bật tỉa cành, tạo dáng… của mấy năm trước thì năm nay làng đào khá ảm đạm, heo hắt. Nhiều diện tích vườn đào trở nên xác xơ, thảm hại do đào chết hàng loạt.
Ông Nguyễn Khắc Toàn cố gắng chăm sóc những gốc đào còn sống sót với hy vọng vớt vát được chút ít
Trên các khu vườn, nhiều hộ trồng đào đang chăm sóc cho những cây đào còn may mắn sống sót để kịp bán vào dịp tết, một số xới đất trồng xen cây giống khác thay thế vào đó. Người dân khóc ròng trước nguy cơ một mùa vụ trắng tay.
Gia đình ông Nguyễn Khắc Toàn (68 tuổi) trú tại khối phố Trung Đình là một trong những hộ có thâm niên trồng đào lâu nhất ở đây với gần 1.000 gốc, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Thế nhưng, đợt mưa lũ lớn vừa qua, vườn đào nhà ông bị ngập nặng. Khoảng trung tuần tháng 11 đào bắt đầu rũ lá, chết rải rác, đến nay 600 gốc đào đã biến thành đống củi khô, ước tính thiệt hại hơn 150 triệu đồng.
Nhìn vườn đào xác xơ, ông Toàn buồn rầu: “Gia đình tôi trồng đào hàng chục năm rồi nhưng chưa khi nào thất bại như năm nay. Đợt mưa lũ liên tiếp vừa qua, toàn bộ diện tích trồng đào bị ngập nước.
Mặc dù đã tìm mọi cách cứu chữa nhưng đào vẫn rũ lá, khô cành rồi chết. Có những cây cả chục năm tuổi, thân sù sì rất đẹp cũng chết úng cả. Công chăm sóc cả năm trời coi như công cốc. Mất đào cũng coi như mất Tết”.
Đang chăm sóc cho những gốc đào còn sót lại để kịp bán vào dịp tết, bà Nguyễn Thị Châu (khối phố Trung Đình) ngậm ngùi: “Công cả năm trời chăm bẵm chỉ chờ đến dịp này thu hoạch vậy mà đào chết khô cả. Chưa năm nào lại thất thu như năm nay”.
Bà Châu có thâm niên gần 20 năm “ăn ngủ” với vườn đào gần 200 gốc, thế nhưng đây là lần đầu tiên bà chứng kiến đào chết hàng loạt như thế. Không chỉ trồng đào mà bà còn nhận hàng chục gốc đào về chăm sóc thuê tại vườn, tuy nhiên những gốc đào này cũng trở thành “bộ xương” khô.
Được biết, đào Nhật Tân bén duyên với người dân Thạch Quý hàng chục năm nay do một người dân địa phương mang từ miền Bắc về trồng. Sau khi thấy cây đào phát triển tốt, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương nhiều người đã nhân rộng giống cây này.
Từ nhiều năm nay, đào trở thành cây chủ lực mang lại nguồn thu nhập chính, giúp nhiều gia đình phường Thạch Quý vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Hiện nay, phường Thạch Quý có gần 100 hộ trồng đào, trong đó khoảng hơn 50 hộ trồng với số lượng lớn.
Theo một số người dân nơi đây, sở dĩ cây đào Nhật Tân ở Thạch Quý rất được người chơi cây cảnh ưa chuộng bởi khi đưa cây đào về trồng trên vùng đất này người dân đem ghép với đào địa phương nên hoa của nó có màu đỏ nhạt, khác với giống Nhật Tân “thuần”.
Ông Điện Văn Minh, Chủ tịch UBND phường Thạch Quý cho biết: “Chục năm lại đây cây đào cảnh ở Thạch Quý tạo dựng được thương hiệu trên địa bàn. Vì vậy nhiều hộ dân nhân rộng thành sản phẩm hàng hóa có thu nhập cao. Do bị ngập úng trong đợt lũ vừa qua khiến đào chết rất nhiều, hiện vẫn chưa thể thống kê được số lượng đào chết vì đào chết dần dần chứ không phải chết cùng lúc. Tuy nhiên ước tính thiệt hại của người dân là rất lớn, hộ mất ít khoảng vài chục triệu đồng, hộ nhiều lên đến hàng trăm triệu đồng”.... Đọc thêm tại: http://nongnghiep .vn/dao -chet-tro-xuong-nguoi-trong-dao-ha-tinh-lo-mat-tet-post184102.html | NongNghiep.vn
Theo Tâm Đan / Nông nghiệp Việt Nam
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó