Hoa quả
Đào rừng 'Long chầu mặt nguyệt' đắt nhất miền Bắc, giá 180 triệu
Gốc đào rừng tựa “Long chầu mặt nguyệt” có tuổi đời xấp xỉ 100 được chủ vườn ra giá 180 triệu đồng.
Gốc đào “Long chầu mặt nguyệt”
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán Đinh Dậu 2017, các chủ vườn đào ở Tây Hồ, Hà Nội bắt đầu tung thị trường những gốc đào đẹp nhất. Tại vườn hoa của ông Công Văn Tuấn (Phú Thượng, Tây Hồ), phóng viên bắt gặp một gốc đào gần 100 tuổi, có giá 180 triệu đồng.
Theo lời ông Tuấn, sở dĩ gốc đào rừng có giá “khủng” như vậy là vì dáng cây “độc” có một không hai. Ông Tuấn cho biết gốc đào này ông lấy từ Lạng Sơn mang về Hà Nội chăm sóc rồi ghép cành với đào Nhật Tân để cho ra sản phẩm như bây giờ.
Gốc đào rừng 180 triệu đồng của ông Tuấn tựa như một con rồng đang oằn mình, tạo thành một vòng cung uốn người bay lên trời, cao khoảng 1,5m và cây đang bắt đầu cho ra những bông đào đầu tiên.
“Tôi phải mất gần 10 năm chăm sóc, gốc đào rừng này mới ra hoa được đấy. Vì vậy, cây đào này tôi mới mang ra để phục vụ khách hàng Tết năm nay. Nhiều người nói 180 triệu là đắt nhưng bỏ ra 10 năm công sức, chăm bẵm thì mới thấy cái giá đó chẳng đáng là bao nhiêu”, ông Tuấn tâm sự.
Giá của gốc đào “Long chầu mặt nguyệt” có giá bán 180 triệu hoặc nếu thuê để chơi 1 mùa Tết thì có giá 150 triệu. Ông Tuấn không chấp nhận mặc cả, dù chỉ 1 đồng.
“Nhiều người chỉ biết thưởng đào chứ không biết chăm sóc đào. Vì vậy, nếu khách hàng mua luôn gốc đào này thì sau Tết có thể gửi lại đào cho nhà vườn chăm sóc để năm sau chơi tiếp, số tiền bỏ ra khoảng vài chục triệu đồng. Còn nếu không thì bỏ ra 150 triệu để chơi một mua Tết thôi, chứ nếu khách mà không biết chăm sóc, để chơi một mùa rồi vứt đi thì phí lắm. Công sức 10 năm của chúng tôi cả”, ông Tuấn nói.
Ngoài ra, tại vườn đào của ông Tuấn ở ngã 3 Lạc Long Quân – Âu Cơ (Tây Hồ, Hà Nội) còn có các gốc đào có giá rẻ hơn từ vài triệu đồng cho đến vài chục triệu đồng. Chỉ duy nhất gốc đào tựa “long chầu mặt nguyệt” là có giá trên 100 triệu đồng. Ông Công Văn Tuấn tự tin khẳng định, gốc đào của mình là “có một không hai”.
“Có thể nói gốc đào nhà tôi là đắt nhất miền Bắc hiện nay”, ông Tuấn tự tin. “Dù đắt như vậy nhưng chắc chắn từ giờ cho đến Tết sẽ có người mua”.
Gốc đào “Long quấn thủy” giá 120 triệu đồng
Cách vườn đào của ông Tuấn không xa là vườn đào của anh Hoàng Hoan (Nhật Tân, Hà Nội), chủ nhân của hai gốc đào rừng có thế “Long quấn thủy” có giá 120 triệu đồng. Gốc đào của nhà anh Hoan thấp hơn và bé hơn nhà ông Tuấn, tuy nhiên cách tỉa tót, cành, nhánh đào được chăm sóc tỉ mỉ hơn.
Anh Hoan cho biết, để tìm được 2 gốc đào có thế đẹp này, anh Hoan phải đi “lùng sục” ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Mộc Châu, Sơn La,… rồi đánh về Hà Nội. Riêng công đoạn chở về Hà Nội thôi cũng rất công phu.
“Tôi đã phải thuê 15 thợ, băng rừng vượt núi trong nhiều ngày. Sau đó, bứng rễ chở bằng xe trâu rồi mới thuê ô tô đánh thẳng về vườn. Quá trình này diễn ra khá kỳ công, tỷ mỉ để đảm bảo rễ và thân đào không bị dập nát”, anh Hoan chia sẻ.
Trước khi được đưa lên chậu, hai cây đào này được chăm sóc theo một chế độ đặc biệt trong vườn với nhiều kiến thức được anh Hoan đúc kết sau 15 năm gắn bó với nghề. Sau đó, chủ vườn tiến hành cắt ngọn thừa, các đầu mẩu rễ cũ rồi cấy ghép mắt đào ta vào thân đào núi. Việc lai ghép này vừa đảm bảo vẻ đẹp cổ kính, rêu mốc cho những gốc đào cổ thụ mà cánh hoa lại mang vẻ đẹp tinh tế, tươi tắn của thương hiệu đào Nhật Tân.
Nhờ có dáng “Long quấn thủy”, chủ vườn tự tin ra giá 120 triệu đồng: “Để tìm được một gốc đào rừng có thế đẹp không phải là dễ. Phải mất công tìm kiếm, rồi vận chuyển, chăm sóc,… vì vậy cái giá 120 triệu không hề đắt”, anh Hoan nói.
Theo VTC News
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó