Hoa quả
Dâu tây Hàn Quốc lên cơn sốt tại Hà Nội
Gần đây, dâu tây Hàn Quốc được bày bán tràn lan trên các trang mạng xã hội cũng như ở các cửa hàng hoa quả nhập khẩu. Giá của loại dâu này khá đắt đỏ, thường dao động từ 600.000-800.000 đồng/kg, tùy loại và tùy chất lượng.
Dù giá đắt hơn nhiều so với dâu tây Đà Lạt, dâu tây của Úc, loại dâu tây Hàn Quốc vẫn được khách hàng cực kỳ ưa chuộng.
Là “tín đồ” của loại quả này, chị Lê Thị Ngọc, nhân viên kế toán một ngân hàng trên đường Nguyễn Chí Thanh (Đống Đa, Hà Nội), cho biết, một tuần nay, có những ngày đến cơ quan mở máy tính ngồi làm việc chưa đầy 2 tiếng, chị đã ăn hết nguyên hộp dâu tây 0,5kg, buổi chiều lại thòm thèm mà dâu đã hết.
Chị Ngọc chia sẻ, trên thị trường có khá nhiều loại dâu tây, nhưng chị thích nhất là dâu tây Hàn Quốc vì quả to đẹp, đỏ au, ăn có vị ngọt tự nhiên và có mùi thơm nồng nàn khiến chị luôn trong cơn cuồng ăn.
Dâu tây Hàn Quốc được bày bán tràn lan ở Hà Nội |
“Giờ trên mạng, các cửa hàng hoa quả nhập khẩu bán rất nhiều loại dâu tây Hàn Quốc, mua lúc nào cũng có, ship hàng sau 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ”. Thế nhưng, theo chị Ngọc, dù bán nhiều nhưng chị cũng không thể mua về đều đặn hàng ngày bởi giá khá đắt đỏ.
Như sáng nay, nhón vài nhón cái đã hết sạch hộp dâu tây nặng 5 lạng có giá 400.000 đồng. Thế nên, thèm lắm thì mỗi hôm chị Ngọc cũng chỉ dám mua ăn tới nửa kg là nhiều.
Tương tự, cũng bị cuồng loại dâu tây Hàn Quốc này, chị Đào Thanh Vân ở ngõ 188 Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, năm 2015 chị sang Hàn Quốc du lịch, trong chuyến đi chị được ghé thăm nông trại dâu tây bạt ngàn. Lúc vào thăm khách phải tháo giày đi chân đất vì vườn dâu của họ siêu sạch. Đến khi ăn thử dâu tây hái tại vườn (không cần rửa) thì thấy vị ngon hiếm thấy, ngọt, thơm đánh bật tất cả các loại dâu chị đã từng thử.
Loại dâu tây Hàn Quốc nổi tiếng ngon, ngọt tự nhiên |
Song, khi về Việt Nam tìm mua thì không có, muốn ăn chị toàn phải nhờ người xách tay từ Hàn Quốc về cho vài cân ăn dần. Đến năm nay thì khác, dâu tây Hàn được nhập về Việt Nam rất nhiều, hầu như cửa hàng hoa quả nhập khẩu nào cũng bán.
Theo đó, từ đầu tháng 12 đến giờ, cứ một tuần chị đặt mua dâu tây Hàn 2 lần, mỗi lần từ 1,5-2kg ăn thỏa thích không sợ hết, chị Vân chia sẻ.
Theo ghi nhận của PV trên thị trường, thời gian gần đây dâu tây Hàn Quốc được bày bán tràn lan trên các trang mạng xã hội cũng như ở các cửa hàng hoa quả nhập khẩu. Giá của loại dâu Hàn Quốc khá đắt đỏ, thường dao động từ 600.000-800.000 đồng/kg tùy loại và tùy vào chất lượng.
Trao đổi với PV, anh Nguyễn Văn Trung, chủ cửa hàng hoa quả nhập khẩu Láng Hạ (Đống Đa) cho biết, đây là năm đầu tiên dâu tây Hàn Quốc được nhập về Việt Nam.
“Hồi đầu năm (tháng 1) dâu Hàn Quốc đã được nhập về cửa hàng bán nhưng số lượng không nhiều. Đến tháng 12 thì được nhập về ồ ạt vì mùa dâu tây Hàn Quốc bắt đầu từ tháng 12 kéo dài cho đến tháng 5 năm sau”, anh Trung nói.
Theo anh Trung, dâu tây Hàn Quốc có màu sắc đỏ au, quả mọng, ăn có vị ngọt tự nhiên và rất thơm. Tuy nhiên, để có được chất lượng như vậy, ngoài việc được trồng trong nhà kính có điều kiện nhiệt độ tốt, dâu tây Hàn còn được trồng theo phương pháp thủy canh, cách ly hoàn toàn với mặt đất để tránh sâu bệnh có thể lây nhiễm từ trong đất.
Loại rau Hàn Quốc đang được bán với mức giá từ 600.000-800.000 đồng/kg |
Anh Tùng cũng cho biết, mặc dù là mặt hàng mới được nhập khẩu về Việt Nam, nhưng dâu tây là mặt hàng rất hút khách. Theo đó, mỗi ngày cửa hàng anh bán hết từ 150-200kg dâu tây tươi.
Chị Lê Tuyết Mai, chủ cửa hàng bán trái cây sạch ở Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng cho biết, dâu tây chỗ chị bán 150.000 đồng/hộp 250gram, còn khách mua nguyên thùng có giá rẻ hơn một chút xíu.
So với các loại quả nhập ngoại, dâu tây Hàn Quốc thuộc tốp đầu về độ đắt đỏ. Nhưng, khách mua dâu Hàn về ăn lại nhiều gấp 3-4 lần so với các loại hoa quả khác.
Đơn cử như ngày hôm qua sát Rằm, mọi người mua hoa quả về thắp hương nhiều nên gần 2 tạ dâu tây Hàn chị bán hết veo trong buổi sáng. Những ngày bình thường, dâu nhập về cũng không bao giờ tồn ế sang ngày hôm sau, chị Mai cho hay.
Theo Bảo Phương / Vietnamnet
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó