Hoa quả
Gốc cây 'kỳ dị' 'đẻ' 10 quả ở Hà Nội giá 10 triệu đồng
Cây 10 quả gồm bưởi Diễn, bưởi đỏ, bưởi sần, cam đường, cam Vinh, cam Tuyên Quang, quả phật thủ và quýt, quất có giá từ 1 - 10 triệu đồng.
Từ lâu, ông Lê Đức Giáp (1954) ở xã Cao Viên huyện Thanh Oai, Hà Nội nổi danh về phương pháp ghép những cây ngũ quả, thất quả. Năm nay, ông Giáp tung ra thị thường mẫu cây 9, 10 quả được ghép từ 3 loại bưởi gồm bưởi diễn, bưởi đỏ, bưởi sần, 3 loại cam gồm cam đường, cam Vinh, cam Tuyên Quang, quả phật thủ và quýt, quất có giá từ 1 - 10 triệu đồng. Điểm đặc biệt là từng loại quả này ăn được và vẫn giữ được hương vị riêng.
Cách Hà Nội khoảng 30km, phóng viên báo điện tử VTC News đã tìm đường hỏi thăm về vườn cây “đặc biệt” của ông Giáp. Mảnh vườn gần 7000 m2 của ông với hàng trăm gốc cây “kỳ dị”, cam không ra cam, quýt không ra quýt, bưởi, phật thủ lẫn lộn.
Cây 10 quả đang ngày càng được ưa chuộng trong dịp Tết. Ảnh: Tiểu Lâm
Ấy vậy, đối với nhiều người, những gốc cây “kỳ dị” đó là một đặc sản mang “phong vị” của ngày Tết, một món quà đặc biệt ngày Tết. Nhìn mảnh vườn của mình, ông Giáp rất đỗi tự hào: “Bao nhiêu năm kinh nghiệm của mình giờ mới hái được quả”.
Lão nông Lê Đức Giáp có 10 năm kinh nghiệm trồng cam sành, bản thân ông vốn mới chỉ học hết cấp 2 trường làng nhưng đã tự mày mò cách ghép cây, ghép cành để cho ra những sản phẩm đầu tiên.
Với những thất bại ban đầu, sau 2 năm, ông mới có thành tựu đầu tiên khi ghép thành công những giống bưởi Diễn, bưởi sần và bưởi đỏ lên cùng một cây và chín cùng lúc vào dịp Tết. Sau đó ông Giáp bắt đầu nghiên cứu về cách ghép các loại cây khác như cam, quýt lên cùng một gốc bưởi.
Ông Giáp nói: “Cho dù vất vả, nhưng nhìn thành quả của mình được người dân đón nhận, tôi cảm thấy hài lòng”.
Khó khăn nhất trong việc ghép quả là mỗi loài đều có một thời điểm chín riêng, vì vậy, để các loại quả cùng chín một lúc ông phải canh thời gian ghép, để các loại quả có độ chín đồng đều: “Có những quả thời gian ghép cách nhau tới vài tháng” ông Giáp chia sẻ.
Ngoài ra, sâu bệnh của cây cũng là một vấn đề khiến ông Giáp phải rất vất vả khắc phục. Ban đầu, nếu chưa làm quen tay thì lúc ghép dễ bị run dẫn đến gãy cuống, hoặc hỏng mắt ghép. Nhiều quả sau khi được đưa lên cây không thích nghi được hoặc bị thối hỏng cũng luôn được chủ vườn quan sát và loại bỏ đều đặn, tránh lây lan sang các giống quả khác.
Việc tăng số lượng quả trên cây sẽ làm cho cây phong phú hơn, nhiều người sẽ ưa chuộng hơn vì quan niệm càng nhiều quả nhà sẽ càng nhiều lộc và những cây như vậy thường có giá đắt hơn bình thường: “Năm nay tôi có gốc cây 9 quả, nhưng có người đặt 10, 11 quả, tôi vẫn có thể làm được”, ông Giáp nói.
Được biết, ông Lê Đức Giáp được coi là "nghệ nhân duy nhất" ở Việt Nam hiện nay nắm được bí kíp ghép cây ngũ quả, thập quả do chính mình sáng tạo. Chưa có một ai cho ra loại cây đặc biệt này.
Có cây có giá tới 10 triệu đồng. Ảnh: Tiểu Lâm
Dịp Tết Nguyên Đán Đinh Dậu 2017, ông Giáp dự trù tung ra thị trường khoảng 200 gốc cây, thu về khoảng nửa tỷ đồng tiền lãi. Ông Giáp khẳng định cây của ông sẽ sống khoẻ mạnh đến hết tháng Giêng, có thể đến tháng hai tháng ba. Nhiều khách sau khi mua cây về chơi tết tiếp tục gửi ông chăm sóc và ghép thêm quả để năm sau chơi tiếp, tiền công chỉ vài triệu đồng cho cả năm chăm sóc và công ghép quả.
Loại cây độc đáo của ông Giáp không chỉ nổi danh ở trị trường miền Bắc. Các tỉnh thành xa hơn như TP.HCM, Đồng Nai, Cần Thơ,... cũng đã có nguồn nhập. Ông Giáp tự hào: “Đây chỉ là bước đầu thành quả, tôi sẽ cố gắng cho ra thị trường những loại cây tốt hơn, đẹp hơn, nhiều quả hơn”./.
Theo VTC News

TIN TỨC KHÁC :
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
Kỹ thuật trồng chuối đỏ
Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
Kỹ thuật nuôi Cua đồng
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
Kỹ thuật nuôi Trăn
Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó