Hoa quả
Hạt mít ở Nhật 200.000 đồng/kg, Việt Nam thời này chỉ vứt đi
Ở Việt Nam, hạt mít thường bị vứt đi. Song, ở Nhật Bản, hạt mít được đóng gói sang chảnh, bày bán nhiều tại siêu thị với giá khá đắt, 200.000 đồng/kg.
Gần đây, nhiều du học sinh và người lao động Việt Nam ở Nhật Bản liên tục đăng tải trên mạng xã hội loạt ảnh về giá cả đắt đỏ đến mức khó tin của một số món ăn vốn được coi là thực phẩm bình dân, thậm chí "cho không chẳng ai lấy" ở Việt Nam, trong đó có hạt mít.
Hạt mít là một món ăn vặt phổ biến của trẻ em thời xưa. Loại hạt này có thể được dùng để luộc, rang, ăn khá ngon và bùi. Đây là sản phẩm chẳng mất tiền mua bởi nó nằm trong múi mít, chỉ cần ăn xong mít là có ngay hạt.
Ngày nay, nhiều đồ ăn vặt khác xuất hiện, mới mẻ và ngon hơn nên hạt mít không còn được nhiều người Việt sử dụng, thậm chí còn bị coi như rác vứt đi, cho cũng không ai lấy.
Hạt mít trở thành đồ ăn được bán với giá cao ở Nhật.
Tuy nhiên, khi được xuất đi nước ngoài, nó lại trở thành mặt hàng khá "hot". Ở Nhật Bản, hạt mít được đóng gói trong bao bì cẩn thận, được bày bán khá nhiều tại siêu thị và có giá khá đắt, 200.000 đồng/kg. Điều này khiến nhiều người bất ngờ, thích thú về mặt hàng này.
Không chỉ hột mít mà quả mít, cây mít cũng được nhiều người trên thế giới rất coi trọng, xem như những sản phẩm rất giá trị.
Mít là một loại quả "thần kỳ".
Nếu như ở Việt Nam, mít được bày bán tràn lan ở vỉa hè, chợ cóc với giá rẻ mạt, chỉ vài chục nghìn một kg thì ở nước ngoài, sau khi được đóng gói, dán tem phiếu, chúng được bán với mức giá khó tưởng tượng. Một quả mít có thể có giá trên 1 triệu đồng, đắt gấp hơn chục lần so với ở Việt Nam mà vẫn không có để mua.
Mít còn được thế giới coi là một loại siêu thực phẩm. Một số tờ báo nổi tiếng trên thế giới đã đăng những thông tin bất ngờ về tác dụng quả mít. Theo đó, các nhà nghiên cứu dinh dưỡng cho rằng, khi biến đổi khí hậu làm cho tương lai ngành thực phẩm trở nên bất ổn, nhất là những nơi nghèo đói, thì mít chính là “vị cứu tinh”. Nó có thể thay thế thịt, giúp “lấp đầy dạ dày” mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
Theo đó, mít có hàm lượng protein, kali và vitamin B cao, chỉ cần 2 múi mít đã chứa khoảng 95 calo, nhưng chúng không có lượng đường bột hay calo cao như gạo, ngô. Ngoài ra, chúng cũng chứa 37% lượng vitamin C cần cho 1 ngày, 1 gram chất béo và 38 gram carbohydrate.
Mít được thế giới coi là một loại siêu thực phẩm.
Không chỉ là một loại quả "thần kỳ", các bộ phận của mít bao gồm thân cây, lá đều có những tác dụng nhất định. Lá mít có thể sử dụng làm thức ăn cho dê, gia súc, đồng thời chữa sốt, nhọt và các bệnh ngoài da. Vỏ cây mít cũng được dùng để điều chế thuốc nhuộm màu da cam thường thấy trên áo của các nhà sư.
Trong khi đó, ở Việt Nam, nhiều người lại khá thờ ơ với mít. Người Việt đa phần nghĩ mít chỉ là loại quả ăn vặt. Hơn nữa, dân gian quan niệm ăn quá nhiều mít có thể làm cơ thể bị nóng và nổi mụn nhọt.
Chỉ một số ít địa phương biết dùng mít để làm các món ăn, như mít trộn với tôm, hành, để làm xôi mít, nước mắm để ăn kèm với bánh tráng. Nhiều người còn dùng mít non để nấu canh như rau, kho cá, xào với thịt, làm gỏi. Những người biết sử dụng mít như là một loại thực phẩm trong bữa cơm hàng ngày còn khá khiêm tốn.
Theo Hạnh Nguyên / VietnamNet
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó