Hoa quả
Lạc vào "ma trận" giống cây có múi, chiết cả cành non để kiếm lời
Phong trào bán giống cây có múi nở rộ trong mấy năm vừa qua. Nhà nhà làm giống, người người bán giống cây. Đặc biệt là khi mạng Internet phủ sóng làng quê, tràn ngập quảng cáo giống cây khiến người nông dân đứng trước "ma trận", không biết nên chọn giống nào, của nhà sản xuất nào...
Chiết cả cành non để… làm giống
Tại các tỉnh phía Bắc, phong trào trồng cây có múi vẫn đang phát triển rầm rộ ở nhiều địa phương, trong đó có Hòa Bình, khiến thị trường giống cây cũng sôi động không kém. Cơ sở nào cũng quảng cáo giống chất lượng, cây sai trĩu quả. Không chỉ kinh doanh các giống cây nội địa, nhiều người rao bán cả các giống cây có múi nhập từ Hà Lan, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ...
Tại địa bàn tỉnh Hòa Bình, rất nhiều diện tích cam, bưởi vẫn đang tiếp tục được nhân rộng. Ảnh: T.V
Anh Việt Lâm - một người làm báo, có một trang trại nhỏ trên đỉnh dốc Cun, thuộc địa phận TP.Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), cho biết: Suốt 3 năm qua, anh trồng nhiều loại cây từ cam, chanh, bưởi, ổi... nhưng đến giờ vẫn chưa định hình được mình nên chọn giống nào cho tốt.
“Bữa trước nghe ông T.V.H ở huyện Tân Lạc - người nổi tiếng về trồng bưởi đất Mường bảo nên trồng bưởi kép, tức là trồng 2 cây trong 1 hố, tôi cũng trồng thử ít. Giờ cây phát triển, mới thấy mình dại. Trồng kép chỉ tốn tiền mua giống, cây không phát triển bằng việc trồng 1 cây” - anh Lâm chia sẻ.
Tại các địa phương, giống cây cam, bưởi được người dân bán khá phổ biến. Ảnh: I.T
Ông Tạ Đình Đào ở thị trấn Cao Phong (Hòa Bình), người trồng cam có kinh nghiệm hàng chục năm nay, cho biết: Giống cây cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến năng suất và chất lượng cây trồng. Giống tốt, cây khỏe và sạch bệnh là niềm mơ ước của các hộ trồng cây. Nếu giống không bảo đảm chất lượng sẽ gây thiệt hại rất nặng nề, nhất là khi vòng đời của cây có múi như cam, bưởi nhiều năm. Chỉ đến khi thu cho bói mới biết là chất lượng giống có tốt hay không. Vì vậy, người trồng nên đến mua cây giống ở những cơ sở có uy tín, được ngành chức năng cấp phép. |
Trước đó, ông T.V.H nổi tiếng khắp xứ Mường Hòa Bình nhờ có giống bưởi đỏ sai trĩu quả. Ai đến cũng được ông tận tình hướng dẫn và tuyên tuyền là nên trồng cây kép. Hiệu quả chưa biết đến đâu, vì chỉ cần trồng 1 cây giống, cây bưởi trưởng thành đã xòe tán rộng tới 7-8m. Nay trồng 2 gốc lợi đâu chưa thấy, chỉ thấy người bán giống được lợi vì tự nhiên bán được gấp đôi lượng giống.
Do dân ồ ạt mua giống cây nên giống bưởi đỏ Tân Lạc “cháy” hàng. Theo tìm hiểu của phóng viên Báo NTNN, 2-3 năm nay, cứ cây bưởi nào chiết được là chủ vườn chiết bán, từ cành non, cành già, cành bổng cho tới cành vượt... Điều này dẫn đến việc chất lượng giống không đảm bảo. Thậm chí, có cây bưởi đã nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ vẫn được chủ vườn tận dụng để chiết bán cho người trồng.
Cảnh giác với cơ sở cây giống trôi nổi
Năm 2013, thấy chanh, bưởi bán rất được giá, ông Trần Văn Minh quyết định mua cả chục ha đất ở Hòa Bình để trồng bưởi và chanh với mơ ước sẽ thu về hàng tỷ đồng. Ông trồng hơn 4ha bưởi với 1.000 gốc. Nguồn giống bưởi được lấy từ Tân Lạc trong nhiều đợt.
Sau 2 năm chăm sóc, ông Minh đã nếm “trái đắng” khi giống bưởi đợt đầu 400 gốc, gồm 100 cây da xanh (100.000 đồng/cành) và 300 cây bưởi đỏ (50.000 đồng/cành) không chết nhưng phát triển rất chậm, yếu ớt. Lúc cây ra bói, quả cũng bé tẹo, thưa trái. Trong khi cây giống đợt sau, ông Minh rút kinh nghiệm mua ở những cơ sở có uy tín ở vùng Đông Lai, Thanh Hối, chọn lựa từng cây, cắt từng cành thì lớn rất nhanh, đậu nhiều quả.
Các loại giống cây có múi như cam, bưởi được người dân bày bán khá phổ biến. Ảnh: I.T
Tại Nghệ An, thị trường cây giống có múi cũng sôi động không kém. Khi chúng tôi phân vân muốn vào Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ ở thị xã Thái Hòa để mua giống tốt, thì chủ vườn ươm Xuân La ở gần đó giải thích: “Chúng tôi cũng mua mắt ghép từ trung tâm ra mà, đảm bảo sạch bệnh. Tôi cam đoan chỉ bán cây giống sạch bệnh. Có những mối hàng lớn, trung tâm còn phải lấy giống của chúng tôi cấp ra chứ trong đó ươm sao đủ…”.
Trong khi đó, bà Võ Thị Tuyết - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ khẳng định không có chuyện các hộ vào mua mắt ghép sạch bệnh của trung tâm đem về ghép. Thay vào đó, những hộ này thường vào các vườn cam mua mắt ghép về tự ghép lấy, thậm chí họ lấy cả mắt ghép không đạt chất lượng như chồi vượt, chồi già…
Bà Tuyết cho hay, mắt ghép lấy từ những chồi vượt có thể giúp cây giống phát triển nhanh, nhưng năng suất quả thấp. Chưa kể, mắt ghép chưa được diệt trừ mầm bệnh trên cây nên khi trồng một thời gian mới phát hiện bệnh thì đã muộn, đặc biệt là nếu bị nhiễm bệnh Greening (vàng lá gân xanh) thì “vô phương cứu chữa”.
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Ngọc Lin - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có múi (Viện Nghiên cứu rau quả T.Ư) cho biết, để hạn chế các rủi ro trong trồng cây có múi, cần có hệ thống các giải pháp kinh tế, kỹ thuật đồng bộ. Một trong những giải pháp có hiệu quả nhất là sử dụng giống sạch bệnh, cơ cấu giống rải vụ...
Theo thống kê của Cục Trồng trọt, hiện nay, cam, bưởi, quýt nằm trong top 15 loại cây ăn quả có diện tích lớn nhất (trên 100.000ha) và sản lượng lớn nhất, trên 100.000 tấn/năm).
Theo Thuần Việt - Thiên Ngân
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó