Hoa quả
Làm giàu từ cây bưởi đỏ, bưởi da xanh
Nhờ trồng bưởi đỏ, bưởi da xanh mà nông dân ở xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, Hòa Bình có thêm nguồn thu nhập ổn định, lãi vài trăm triệu đồng mỗi năm.
Nhờ trồng 2 giống bưởi đặc sản là bưởi đỏ, bưởi da xanh mà mỗi năm, hàng trăm hộ gia đình ở xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, Hòa Bình có thêm nguồn thu nhập ổn định, trong đó gia đình ông Dương Tất Tính trồng có 128 cây bưởi đỏ dự tính thu về 600 triệu đồng.
Từ trồng 2 giống bưởi quý là bưởi đỏ và bưởi da xanh nhiều hộ dân xã Thanh Hối có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm (Ảnh: Thu Hà) |
Liên kết trồng bưởi
Ông Dương Tất Tính – Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng bưởi xóm Tân Hương là một trong những người trồng bưởi đầu tiên và giỏi nhất ở xã Thanh Hối. Ông Tính dẫn chúng tôi tham quan khu vườn bưởi với diện tích 5.000m2 trồng 128 cây bưởi, cây nào cây nấy sum suê, xanh mướt, lúc lỉu quả. Nhiều cây sai quả quá, ông Tính phải dùng cọc tre để chống đỡ.
Chỉ tay vào những quả bưởi to, vàng, mọng nước, ông Tính vui vẻ nói: “Dự tính, năm nay hơn 100 cây bưởi này cho sản lượng hơn 20.000 quả, gia đình tôi thu về ít nhất 600 triệu đồng”.
Ông Tính bắt đầu trồng bưởi từ năm 2009 với số lượng hơn trăm cây, chủ yếu là bưởi đỏ và một ít bưởi da xanh. “Bưởi Tân Lạc chất lượng tốt, vỏ mỏng, nhiều nước, ngọt dịu, được thị trường ưa chuộng và chưa phải lo đầu ra. Hàng năm, vào vụ thu hoạch, thương lái đánh cả ôtô, xe tải tới tận vườn thu mua hết. Bưởi bắt đầu thu hoạch từ tiết thu tới áp Tết.
Năm nay, giống bưởi chín sớm cũng bắt đầu đã có khách đến đặt hàng rồi. Năm ngoái, bưởi cháy hàng. Càng áp tết, giá bưởi tăng cao từ 30.000 - 50.000 đồng/quả”- ông Tính bộc bạch.
Theo ông Tính, xóm Tân Hương có 96 hộ, nhà nào cũng có bưởi. Nhà ít thì vài chục cây, nhà nhiều có cả trăm cây. Diện tích bưởi của xóm không dưới 50ha, trong đó có gần 10ha bước vào thời kỳ kinh doanh. Với mục đích cùng giúp nhau trồng bưởi, tháng 10.2015, ông Tính đã đứng lên tập hợp các hộ trồng bưởi liên kết thành lập Tổ hợp tác hợp trồng bưởi xóm Tân Hương để trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ sản phẩm bưởi.
Phát huy thế mạnh địa phương
Ông Bùi Văn Thao – Chủ tịch UBND xã Thanh Hối cho biết, xã Thanh Hối có 1.576 hộ, trong đó dân tộc Mường chiếm hơn 89%. Nhiều năm trước, cây bưởi đỏ và bưởi da xanh đã được một số hộ dân trong xã trồng ở quy mô nhỏ. Với thổ nhưỡng phù hợp, cây trồng này phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao nên việc trồng bưởi trên địa bàn xã ngày càng được mở rộng.
Cụ thể, từ trước những năm 2012 cho đến năm 2013, diện tích trồng cây bưởi đỏ, bưởi da xanh xã có 17,3ha, trong đó tập trung ở các xóm Tân Hương I, xóm Bào, xóm Đông, xóm Nen và nằm rải rác ở các xóm trong xã.
Từ khi triển khai Nghị quyết số 10 ngày 10.7.2013 của huyện Tân Lạc về phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh giai đoạn 2013-2020, cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ, người trồng bưởi ở Thanh Hối đã đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất chất lượng 2 giống bưởi đặc sản này.
Đến nay, tổng diện tích bưởi của xã Thanh Hối là 236ha, được trồng ở tất cả các xóm. Trong đó, diện tích bưởi đang cho thu hoạch là 40ha. Bình quân sản lượng bưởi đạt: 90.000 quả thương phẩm/ha trở lên, trị giá sản xuất đạt trên 700 triệu/ha/năm. Ngoài thu nhập quả hiện nay xã Thanh Hối còn cung ứng giống cho thị trường trong và ngoài xã và được đảm bảo tiêu chuẩn giống có chất lượng với giá thành bình quân 50.000/cây.../.
Theo Thu Hà/Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó