Hoa quả
Mận hậu loạn giá, hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam
Mận hậu đã vào chính vụ nhưng vẫn còn mức giá 60.000-80.000 đồng/ký, cao gấp ba lần so với năm trước. Tuy nhiên, chất lượng mận năm nay ngon, trái to, giòn, ngọt hơn mọi năm.
Chị Hồng, chủ sạp trái cây Hồng Ba Lý (chợ Tân Định, Q.1) cho biết, năm nay mận có sớm hơn mọi năm. Lúc mận mới vào mùa giá 150.000-200.000 đồng/ký, hiện nay đã giảm chỉ còn quanh mốc 60.000 đồng/ký.
Người tiêu dùng rất ưa chuộng vì năm nay mận có trái to, ăn giòn, ngọt hơn mọi năm. Ngày nào sạp chị Hồng cũng bán được vài chục ký nên phải nhập hàng liên tục. Mận Bắc có nhiều loại nhưng cửa hàng chị chuyên bán mận hậu Mộc Châu với hình dáng quả cứng tròn, ruột đỏ, có vị chua, ngọt và thanh đặc trưng.
Mận Việt Nam có màu tím đẹp, pha lẫn xanh, thoạt nhìn trái chắc, căng bóng. Mận hậu của Việt Nam, giá khoảng 70.000 - 80.000 đ/ký.
Hiện giá mận hậu tại TP.HCM đang rất loạn do người bán tự ý nâng giá, mỗi nơi giải thích một kiểu khiến người tiêu dùng rối.
Tại chợ Căn Cứ (Q.Gò Vấp), hiện mận có giá 70.000 đồng/ký. Các tiểu thương khẳng định: đây là chợ miền Bắc nên mận hậu bán tại đây chắc chắn mận Mộc Châu, Sa Pa. Năm nay, mận mất mùa nên đội giá lên cao. Nếu chỗ nào bán mận có giá thấp hơn coi chừng là mận Trung Quốc.
“Mận Việt Nam có mận cơm, mận thép, mận tam hoa, mận máu và mận hậu. Chợ thường bán mận cơm, mận hậu, mận tam hoa là nhiều. Mận cơm nếu mua chỗ khác rất dễ lầm với mận Trung Quốc nhất vì giống hệt, chỉ có chợ này mới bán chính xác”, một tiểu thương nói chắc nịch.
Dọc đường Cộng Hòa (Q. Tân Bình), hàng loạt xe mận hậu túc trực, thu hút khá đông người đi đường ghé mua. Giá tại đây rất “chát”, 80.000 đồng/ký.
Tuy nhiên, một số xe bán mận tại đây có màu khá lạ, đỏ bầm, rất đều màu chứ không đỏ tím pha lẫn xanh giống chợ Căn Cứ, trái khá to hơn mận hậu. Trái nào khi sờ cũng mềm, cắn vào mọng nước, thịt mềm, vị ngọt không chua, nếu kỳ kèo được giảm còn 70.000 đồng/ký.
Thắc mắc thì tiểu thương cho biết, do trời mưa nên mận chín mềm?!. Nhưng khi đem mận này hỏi tiểu thương ở chợ thì được biết đây là mận Trung Quốc, người bán tranh thủ hét giá để kiếm lời, người mua thấy giá cao sẽ không nghi ngờ!
Mận Trung Quốc có màu tím không bắt mắt, đều màu, thoạt nhìn trái trông rất mềm
Tại các chợ Bà Điểm (H.Hóc Môn), Vĩnh Lộc (H.Bình Chánh),... tiểu thương bán hai loại mận hậu tím (giá 50.000 đ/ký) và vàng nhạt (40.000 đồng/ký). Còn tại chợ đầu mối Thủ Đức, hàng chục container chở mận hậu Trung Quốc đang túc trực. Hiện giá tại đây là 250.000 đồng/thùng 10 ký.
Cùng xem mận với chúng tôi còn có một người đàn ông khác, người này ăn thử trái mận rồi “phán” với chủ sạp: “Mận ruột trắng bà ơi. Sao lô này về lại có ruột trắng. Phải ruột đỏ thì nói mận Hà Nội người ta mới tin, ruột trắng khó nói lắm. Bà giảm giá tui mới dám lấy về bán!”. Sau một hồi kỳ kèo, từ 25.000 đồng/ký chủ hàng giảm còn 20.000 đồng/ký.
Theo số liệu thống kê từ phòng Nông nghiệp H.Mộc Châu (Sơn La), sản lượng mận hậu năm nay khoảng 17.000 tấn. Mận được giá, nhà vườn đang bán giá từ 25.000-30.000 đồng/ký. Chất lượng quả năm nay to bóng, giòn, ngọt hơn mọi năm. Ngoài giống mận hậu, năm nay huyện trồng được mận đào (mận hậu trồng trên gốc đào), quả to đẹp hơn mận hậu, khoảng 20-25 quả/ký, giá khoảng 30.000-40.000 đồng/ký.
Phân biệt các loại mận trên thị trường
Toàn bộ mận Việt Nam đều ra hoa vào dịp đầu năm, những quả mận đầu tiên kết trái vào tháng 3 âm lịch, cuối vụ mận vào khoảng đầu tháng 6 âm lịch. Vì thế, những loại mận ra sau đó đều có thể là mận Trung Quốc.
Mận máu Trung Quốc thường có màu tím bầm, quả to như trứng gà, trứng vịt, bên trong thịt có màu vàng, mọng nước, vị ngọt đậm. Ở Việt Nam cũng có mận máu bên trong cũng màu vàng nhưng quả nhỏ hơn mận Trung Quốc, kích thước gần giống mận hậu, có vị chua, đắng và thương lái ít mua vì không bán được. Nên toàn bộ mận tím, trái to đang bán trên thị trường đều là hàng Trung Quốc.
Mận cơm Việt Nam và mận cơm Trung Quốc rất giống nhau vì còn sống màu xanh, khi chín màu vàng như quả mơ, thỉnh thoảng quả có điểm đỏ, vỏ bóng. Nhưng mận Việt Nam quả nhỏ hơn, có vị hơi chua, còn mận Trung Quốc có vị ngọt, cắn đôi quả mận hạt tách rời chứ không dính thịt như mận Việt Nam.
Mận hậu của ta có quả nhỏ, màu đỏ tím rất bắt mắt, tím pha lẫn xanh, trên bề mặt có những nốt lấm tấm màu phấn trắng, quả cứng, chắc tay, khi ăn có vị chua, thanh và giòn, khi chín có vị ngọt nhưng vẫn pha lẫn vị chua dịu, lẫn ít đắng; ruột cũng đỏ tím. Trong khi mận Trung Quốc quả to hơn, màu vàng hoặc tím bầm rất đều màu không pha lẫn xanh, quả mềm, ăn ruột mềm, nhũn hơn, nhưng khi để tủ lạnh thường bị nẫu ruột, ăn nhạt và không ngọt, ruột thường có màu trắng vàng.
Do quá trình vận chuyển nên nhìn chung phần cuống mận Trung Quốc bị thâm, dễ hư, độ ngọt giảm nếu để lâu. Mận Việt thường sẽ rất tươi và cứng, nhiều quả còn nguyên cuống tươi và lá, bảo quản được khá lâu và mận không bị mất đi độ ngọt.
Theo Thanh Hoa / Phụ nữ
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó