Hoa quả
Nấu chuối bón cho phong lan, 1 tuần sau ngỡ ngàng hoa tuôn như suối
Nếu chế biến tốt, chuối có thể trở thành một loại phân bón rẻ tiền, hiệu quả, giúp cây lan sinh trưởng và phát triển xanh tốt quanh năm.
Trong thành phần của quả chuối có rất nhiều các chất dinh dưỡng mà cây hoa lan rất cần như: Vitamin nhóm B, C, Cacbonhydrate, đường, prtein, muối khoáng như: canxi, Natri, Kali, các chất trung, vi lượng rất phong phú và một số hoocmon kích thích sinh trưởng rễ, thân, lá… Nếu chế biến tốt, nó trở thành một loại phân bón vô cùng rẻ tiền, hiệu quả, giúp cây lan sinh trưởng và phát triển xanh tốt quanh năm.
1. Cách chế biến dịch chuối bón cho phong lan
Bước 1: Sử dụng 100 gram (1 lạng) chuối đem băm nhỏ cho vào nồi nấu chín với 1 lít nước sạch.
Bước 2: Đun sôi và giữ lửa nhỏ chuối sao cho càng nhừ càng tốt, thường là 40 phút – 1 tiếng là được.
Ảnh minh họa.
Bước 3: Nấu xong cho vào cối xay sinh tố xay thật nhuyễn, xay xong cho thêm nước vừa đủ 01 lít dung dịch để bù lại lượng nước đã bị hao hụt trong quá trình nấu chuối.
Sau khi được dung dịch, bạn sử dụng 1 miếng vải để lọc lấy phần nước chuối và tách riêng phần bã. Phần bã này bạn có thể sử dụng để bón cho địa lan hoặc cây trồng khác rất tốt.
Phần nước thu được bạn có thể dùng luôn hoặc đổ vào chai cho vào tủ lạnh để sử dụng dần.
2. Cách sử dụng dịch chuối thần dược bón cho phong lan
Sử dụng dịch chuối ở dạng tưới:
– Dùng bổ sung dưỡng chất quanh năm: 1 lít chuối nấu chín đã xay nhuyễn + 4 lít nước sạch.
– Dùng để kích thích cây xanh, nhanh lớn: 1 lít chuối nấu chín đã xay + 1 gam phân NPK 20.20.10 + 4 lít nước sạch.
– Dùng kích thích ra rễ và phòng trừ bệnh: 1 lít chuối nấu chín đã xay + 10 gam Nấm trichodema + 4 lít nước sạch..
– Dùng để phục hồi cây ốm yếu, suy dinh dưỡng: 1 lít chuối nấu chín đã xay +100ml nước dừa nữa + 4 lít nước sạch.
– Cách dùng: Tưới đều vào giá thể và gốc lan.
– Liều dùng: Định kỳ 15-30 ngày tưới 1 lần.
– Bảo quản: Bảo quản trong can, thùng có nắp đậy kín, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc bạn có thể bảo quản lạnh trong ngăn mát. Nếu để lạnh bạn cần phải bỏ ra ngoài cho dịch chuối về nhiệt độ bình thường mới được tưới cho lan.
Sử dụng chuối bón dạng bón khô cho lan
Sử dụng 100 gram chuối đã nấu chín và xay nhuyễn (không cần bù thêm nước) trộn với 2 kg phân chuồng đã qua xử lý bằng nấm Trichodema (phân bò, phân dê, phân dơi, phân trùng quế...) nhồi vào túi lưới để gắn vào giá thể, chậu trồng lan hoặc bón trực tiếp vào gốc lan, hoặc trộn chung với giá thể trồng lan.
Bạn cũng có thể trộn chung với phân chì chậm tan để làm tăng hiệu quả của phân bón, giảm hiện tượng sốc phân cho cây, bổ sung những chất cần thiết mà trong phân hóa học không có.
Theo Lê Lê (TH) / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó