Hoa quả
Quảng Ngãi mất mùa hoa tết
Cơn lũ đi qua “thủ phủ” trồng hoa Tết chạy dọc sông Vệ, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi, khô héo. Ước tính thiệt hại ban đầu trên 30 tỷ đồng; Tết về, mặt hàng hoa ở tỉnh Quảng Ngãi thiếu trầm trọng.
Xã Nghĩa Mỹ, huyện Tư Nghĩa những ngày này bạt ngàn những vườn hoa cúc, van thọ, mào gà… của người dân ngập nước. Nơi nào nước rút để lại những chậu hoa cúc bùn đất bám đầy, khô héo. Lão nông Kiều Quang Nhiên, trú thôn Mỹ Hòa, xã Nghĩa Mỹ buồn rầu cho hay, đầu tháng 12 đến nay đã hứng chịu 3 trận lũ dữ liên tiếp, khiến người trồng hoa rơi vào cảnh tay trắng.
Những vườn hoa Tết bùn đất bám đầy
Nước lũ đổ về suốt đêm 15 đến sáng ngày 16/12, gần 1.300 chậu cúc trồng bán dịp Tết của tôi bị nhấn chìm. “Nước lũ lên quá nhanh, nơi nào nước cũng bao phủ mêng mông, tôi cố gắng di chuyển lên cao nhưng không còn chỗ nào để. Đành chấp nhận nhìn nước nhấn chìm, bởi chỗ ở còn không có huống hồ là đưa hoa lên cao”, ông Nhiên nói.
Theo ông Nhiên, đầu vụ ông bỏ vốn 50 triệu đồng mua chậu, giống, phân bón trồng hoa cúc. Dự kiến dịp Tết, ông bán với với giá 90.000-100.000 đồng/chậu. “Không còn gì nữa hết, hư hỏng sạch trơn rồi. Tiền đầu tư, công sức bỏ ra trồng hoa tốn rất nhiều, mà trời cướp sạch”, ông Nhiên chua chát.
Ngập nước nhiều ngày, khi nước rút, hoa cúc chết
Cách đó không xa, anh Lê Quang Thịnh buồn bã: “Vụ hoa Tết tôi bỏ vốn hơn 100 triệu đồng, trồng gần 3.500 chậu hoa cúc và 2.500 hoa vạn thọ để bán Tết Nguyên đán. Nhưng chỉ 2 ngày nước sông Vệ dâng lên đã nhấn chìm tất cả”.
Anh Thịnh cho biết thêm, số hoa nói trên chỉ còn sống sót được ít hoa vạn thọ, giờ có chăm sóc tốt thế nào thì đến Tết bán được vài triệu đồng vớt vát. Những chậu hoa đang ngập trong nước, thân lá lấm lém bùn non, anh Thịnh dầm mình trong dòng nước đục gầu tắm cho hoa sạch bùn.
Theo bà Nguyễn Thị Lan Chi, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Mỹ, đợt mưa lũ liên tục đã gây thiệt hại lớn cho địa phương. Thống kê ban đầu trên địa bàn xã có hơn 70.000 chậu hoa cúc bị ngập nước hư hỏng, khoảng 60ha hoa màu bị ngập nước hư hại. Ngoài ra một số tuyến kênh mương trên địa bàn xã đều bị sạt lở, bồi lấp bùn đất, khoảng 700 ngôi nhà dân bị ngập nước.
Chung cảnh ngộ, nước lũ rút người dân xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa ra vườn thu dọn nhưng cây hoa còn sống sót để tiếp tục chăm sóc. Ông Nguyễn Văn Tuấn, thôn Hải Môn buồn bã, ông trồng hơn 2.000 chậu hoa cúc thương lái đặt cọc, mua mỗi chậu 90.000 đồng. Vậy mà hoa chưa kịp nở đã ngập trong nước, tiền cọc dùng mua sắm đầu tư, giờ không có trả lại cho khách.
Một số chậu hoa đưa lên cao tránh ngập được người dân đưa ra chăm sóc sau khi nước rút
“Nước lũ về cả gia đình khuân vác đưa lên cao nhưng nước lũ lớn quá lớn, gây ngập úng hết. Bỏ cả trăm triệu đồng đầu tư vào vụ Tết mong thu về hơn 150 triệu đồng tiền lời nhưng giờ chỉ được mấy chậu sống sót”, ông Tuấn than vãn.
Không riêng hai xã này, dọc con sông Vệ những vườn hoa dập nát, thối rữa bạt ngàn. Có nhiều vườn chủ nhân không muốn dòm ngó vì đã mất trắng.
Ông Trần Thiên Thanh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tư Nghĩa cho biết, mỗi năm huyện cung cấp ra thị trường trên 400.000 chậu hoa Tết, bình quân bán ra với giá 100.000 đồng/chậu.
Hơn 300.000 chậu hoa huyện Tư Nghĩa hư hỏng
“Mưa lũ trên địa bàn huyện có hơn 300.000 chậu hoa cúc và các loại hoa kiểng hư hỏng hoàn toàn, ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 30 tỷ đồng. Ngoài ra trận lũ đã gây thiệt hại trên 250ha rau màu; hơn 120ha ớt mới trồng bị ngập sâu và trên 210ha mía ngã, ngập úng”, ông Thanh nói.
Theo Đ.Thành / Nông nghiệp Việt Nam
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó