Hoa quả
Quất Thanh Hà rộn ràng vào Tết
Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, không khí tại làng quất Thanh Hà, “thủ phủ” quất tại tỉnh Quảng Nam, đã nhộn nhịp hẳn lên. Người trồng quất phấn khởi trước một mùa quất hứa hẹn bội thu…
Mấy ngày nay, ông Nguyễn Viết Ai (trú khối phố Bàu Súng, phường Thanh Hà, TP Hội An, Quảng Nam) cùng các thành viên trong gia đình lại tất bật với công việc chăm sóc vườn quất của mình để sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán sắp đến.
Ông Ai cho hay, năm nay gia đình ông trồng được 600 chậu quất cảnh loại lớn và 2.000 chậu quất mini. So với năm ngoái thì số lượng chậu quất năm nay của gia đình ông không tăng, song tất cả đều sinh trưởng và phát triển tốt.
“Mặc dù mùa mưa lũ năm nay kéo dài, thêm vào đó là sau mưa lũ, tình hình thời tiết giá lạnh song với kinh nghiệm gần 20 năm trong nghề trồng quất nên tui cũng biết cách để chăm sóc vườn quất sinh trưởng tốt, xử lý kịp thời khi quất bị nấm. Đến thời điểm này, các thương lái quen của gia đình đến từ các tỉnh, thành như Quảng Ngãi, Gia Lai, Phú Yên, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng… đã đặt mua khoảng 50% số lượng chậu quất của tui tại vườn với giá bằng và nhỉnh hơn mọi năm trước”, ông Ai hồ hởi chia sẻ.
Nông dân Thanh Hà chăm sóc quất cảnh chờ ngày xuất bán.
Theo ông Ai, giá bán mỗi chậu quất lớn tại vườn thời điểm này dao động từ 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng; quất chậu mini từ 70-80 nghìn đồng/chậu. Sở dĩ quất Thanh Hà được các nơi ưa chuộng vì từ đầu năm, các nhà vườn đã đưa cây quất con vào chậu để chăm sóc nên rễ phát triển rất ổn định, có thể “chơi” quất cảnh đến tháng Tư âm lịch sang năm cũng không bị suy.
Thêm vào đó, quất Thanh Hà được để phát triển tự nhiên, không uốn cành nên rất bắt mắt, mỗi cây quất đều có đặc điểm dáng riêng, không trùng lặp với nhau. Đặc biệt, người trồng quất ở Thanh Hà rất biết cách chăm sóc quất để cho trái to, bóng và lá xanh, điều đó tạo cho quất Thanh Hà tràn đầy nhựa sống, mang lại tài lộc cho người chơi quất.
Ông Nguyễn Văn Tú, Chủ tịch UBND phường Thanh Hà, TP Hội An, cho biết, phường có 200 hộ dân trồng quất phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Mậu Tuất, với 22 nghìn chậu, ngoài ra còn có hơn 60 nghìn gốc quất giống được trồng trên đất sẵn sàng cung ứng ra thị trường.
Sau mùa mưa lũ, nhằm giúp các hộ gia đình trồng quất ở địa phương khôi phục sản xuất và nắm bắt kỹ thuật phòng chống sâu bệnh, các loại nấm, chính quyền phường Thanh Hà đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Nam và các cơ quan chức năng hướng dẫn các hộ trồng quất chú trọng công tác phòng ngừa bệnh trên rễ cây quất, đặc biệt chú ý đến hiện tượng phát sinh nấm trên quất cảnh do thời tiết lạnh, mưa kéo dài.
“Bên cạnh cây quất, tại Thanh Hà còn có các hộ dân trồng hơn 4 nghìn chậu cúc vàng, 500 chậu mai cảnh để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Nhờ sự hướng dẫn kỹ thuật của các cơ quan chức năng trong việc chăm sóc hoa cây cảnh mà hầu hết người trồng hoa cây cảnh nói chung, người trồng quất nói riêng ở Thanh Hà đều xử lý kịp thời các bệnh xấu trên cây trồng, qua đó hứa hẹn một mùa bội thu cho những người trồng hoa cây cảnh Thanh Hà”, ông Tú cười tươi, nói.
Theo Ngọc Thi / Công an nhân dân
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó