Hoa quả
Quýt hồng - cây hái ra tiền dịp Tết
Chuyên mục nhận được nhiều câu hỏi của bạn đọc xung quanh cây quýt hồng Lai Vung (Đồng Tháp) về kỹ thuật trồng cũng như cách chăm sóc. Cây quýt hồng có thể trồng ở nhiều nơi khác nhau, nhưng tại Lai Vung, quýt hồng được nhiều người biết đến, hiệu quả sản xuất rất cao, nhất là dịp Tết đến xuân về.
Quýt hồng, đặc sản Đồng Tháp cho hiệu quả kinh tế cao
Ông Lưu Văn Tín, ở xã Long Hậu, huyện Lai Vung, Đồng Tháp cho biết, gần đây thương lái từ TPHCM, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ… về Lai Vung săn lùng quýt hồng để bán dịp Tết. Nếu như tháng rồi giá quýt hồng 20.000 – 22.000 đồng/kg thì nay tăng vọt 26.000 – 28.000 đồng/kg. Đây là mức giá rất có lợi cho nhà vườn. Với giá này, một người trồng 6 công quýt hồng đặc sản, năng suất cả vườn ước đạt hơn 60 tấn có thể thu về từ 1,4 – 1,5 tỉ đồng.
Ông Huỳnh Văn Tồn, Phó trưởng Phòng NNPTNT huyện Lai Vung nhận định: “Toàn huyện có 800ha chuyên canh quýt hồng với sản lượng khoảng 35.000 tấn/năm. Nếu giá ổn định như trên, người trồng có cái Tết rất vui vì được giá”.
Theo ông Mai Quốc Hậu, Trưởng phòng NNPTNT huyện Lai Vung, dù xác định quýt hồng là đặc sản của địa phương nhưng chủ trương của huyện không tăng diện tích tràn lan, mà chỉ ổn định sản lượng mỗi năm khoảng 35.000 – 40.000 tấn. Mục tiêu của huyện là đầu tư kỹ thuật cho nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời gắn kết vào các hợp tác xã, tổ hợp tác… để cân đối cung – cầu một cách hợp lý.
Không phải… dễ ăn
Dù vậy, để trái quýt chín cho…. màu hồng cũng không phải là chuyện dễ dàng. Ông Lưu Văn Ràng, chủ vườn quýt hồng gần 1 ha ở xã Vĩnh Thới, Lai Vung năm ngoái bị quýt không chịu chín trước Tết. Ông cho biết, năm trước, sau khi xử lý thuốc “đặc trị” lần thứ 2, trái mới bắt đầu lên màu, nhưng chỉ được vài ngày rồi nhuốm xanh trở lại, may mà vẫn chín kịp Tết”.
KS Hồ Văn Sinh hướng dẫn tại sách “Kỹ thuật trồng quýt hồng” thì đây là loại cây có múi, trồng được nhiều nơi, nhưng không phải nơi nào cũng đạt năng suất và hiệu quả.
Ngoài những dịch bệnh thông thường trên cây có múi, quýt hồng thường gặp một số dịch bệnh khác. Bệnh bông trái những năm gần đây phát triển rất nhiều, nhất là những vườn cây lâu năm, cây già. Bệnh này do một loại nấm gây hại, hiện chưa có thuốc đặc trị. Bệnh bông trái lúc quýt gần da lươn là trên da có những dấu gần như lõm vào lần lần, da trái quýt càng chín thì những dấu lõm ngả màu nâu, rồi đen nên nhiều người gọi là bệnh “nốt ruồi”. Trên cây tơ, lúc cây ra đọt non, khi lá bị đốm thì kèm theo trái cũng bị đốm.
Hiện nay có vài loại thuốc phòng trị cũng có kết quả như: Benlat C, Zinneb, Copper zine v.v… Ngoài cách phun thuốc hàng tháng trên trái bà con nên tưới thêm quanh gốc từ 10 – 12 g/m2 vài lần vào đầu mùa mưa và lúc trái bắt đầu da lươn, chứ đến lúc thấy bệnh xuất hiện thì không còn trị kịp nữa.
Bệnh da cám là một loại bệnh khiến màu da quýt sần sùi màu xám giống như cam. Thường thì trái không lớn và khô đầu múi, có khi khô nguyên trái. Quýt da cám có rải rác không phân biệt vườn già hay vườn tơ. Quýt bệnh loại này thì không bán được, vì trái quýt dù chín cũng có màu đẹp, ta nên bẻ bỏ càng sớm càng tốt.
Bệnh da lu là màu da trái quýt bị bệnh. Bệnh này hơi khác bệnh da cám, da quýt láng hơn nhưng thay vì màu vàng, da có màu nâu giống như măng cụt hay vú sữa chín. Trái quýt màu da lu còn ăn được, múi quýt ít bị khô lại ngọt. Nhưng nói chung hai loại bệnh này đều làm cho Quýt Hồng mất giá trị kinh tế. Theo kinh nghiệm, nếu vườn nào bị nhiều loại bệnh trên, nên giảm lượng phân lân và dùng thêm kali, tránh dùng loại phân DAP có nhiều chất dầu. Còn phòng trị, ta có thể áp dụng cách phòng trị như bệnh đốm trái.
Bệnh rụng trái, hầu hết do thời tiết, chính vì vậy cần bón phân khi bắt đầu tưới vườn tương đối đủ dinh dưỡng để cây sung nuôi trái. Trong lúc thời tiết quá nóng kéo dài nhiều ngày, ta nên tưới nước thật nhiều (tưới cả trên cây càng tốt). Và nếu thấy trời sắp mưa, lại không nên giảm tưới để tránh sự giản nở đột ngột của cuống trái. Mới mưa một vài đám không nên bón phân vội, vì nếu trời nắng trở lại thì càng làm cho trái rụng nhiều hơn. Thời gian từ khi tưới đến mùa mưa bắt đầu, không nên làm cỏ vườn mà cần đậy thêm để mặt bờ không bị trơ trọi dễ bị thối rễ phấn. Đó cũng là nguyên nhân do rụng trái non và lá xuống màu.
Cây quýt mang trái từ lúc hình thành đến lúc chín hao hụt rất nhiều. Sau thời gian trái rụng lúc còn nhỏ, đến trái da lươn lại gặp những dịch hại đục phá cho tới khi bẻ bán. Những dịch hại như bọ xít, bướm, ong, chuột, dơi v.v… Loại này đeo bám vào trái quýt suốt ngày đêm và hút chất dinh dưỡng của trái làm cho trái quýt đỏ và rụng. Chúng rất khó trừ, vì gặp thuốc thì bay đi, hết thuốc thì đậu lại. Tuy nhiên, ta cũng có thể xịt ngừa bằng Trebon hoặc Monitor 1 tuần/lần hoặc lấy bông gòn thấm thuốc nhét vào ống tre treo những nơi quýt sai chùm để cho chúng tránh xa trong thời gian quýt chín.
Theo Hoàng Huy / Lao động
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó