Hoa quả
Sự thật về quả thanh mai ngâm nước muối loãng lập tức xuất hiện dòi
Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội đang xôn xao clip về việc xuất hiện dòi trong quả thanh mai khi ngâm vào nước muối loãng, khiến dư luận hoang mang, lo sợ.
Thanh mai hay còn gọi là dâu rừng, là loại trái cây hot vào mùa hè bởi vị ngọt thanh và lạ miệng. Thanh mai đang được bày bán tại nhiều tuyến phố của Hà Nội và đang được nhiều người tiêu dùng săn lùng.
Hình ảnh dòi chui ra từ quả thanh mai khiến dư luận hoang mang
Tài khoản H.K chia sẻ trên Facebook: “Thanh mai (dâu rừng) đây ạ. Em thấy quả này đang hot, cũng biết phốt có dòi nhưng không tin, hôm nay mua về làm thử, ôi thôi không tin vào mắt mình, kinh quá. Ngâm 1 lúc dòi nhung nhúc luôn, quả mã đẹp, mua đắt tiền, quảng cáo ngọt lịm, thanh mai Sapa, Lào Cai nhé.
... Quả em mua mã đẹp, to nhìn mắt kĩ cũng không thấy dòi, ngâm thì dòi mới chui từ trong quả ra đấy ạ”.
Bài viết nhận được nhiều ý kiến của cộng đồng mạng, nhiều người không khỏi kinh ngạc khi thấy dòi chui ra từ quả thanh mai. Nhiều Facebooker cho rằng, đó là chuyện bình thường và những loại quả như vải, ổi, xoài... đều có.
Quả thanh mai là loại trái cây hot vào mùa hè này.
Trao đổi với PV Chất lượng Việt Nam Online, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hiệp (Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thực vật Việt Nam) cho hay, thanh mai là loại cây hoang dại và khá phổ biến ở Trung Quốc, thường được dùng để ăn, ngâm rượu hoặc làm siro.
“Trước khi ăn, người Trung Quốc thường ngâm vào nước muối pha loãng và có dòi hay sâu non chui ra. Những loại quả thanh mai được bày bán tại Việt Nam cũng có thể nhập từ Trung Quốc, bởi thanh mai là loại cây rừng. Tại Việt Nam cũng có thanh mai có ở các nơi như Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Giang… nhưng lại chưa được nhân giống thành cây ăn quả”, ông Hiệp nói.
Theo Tiến sĩ Hiệp, dòi ở quả thanh mai là sâu non được các loại côn trùng đẻ trứng vào khi chín, bởi vỏ của quả này có chất đường và sần sùi nên khó nhìn thấy. Sau đó, trứng chui vào quả, tạo thành nhộng con đến giai đoạn ấu trùng sẽ chui ra tạo thành dòi hay sâu non và ăn hết thịt của quả.
Quả thanh mai có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và thường được dùng để ăn, ngâm rượu hoặc siro.
Liên quan đến việc ăn dòi có nguy hiểm không, tiến sĩ Hiệp cho biết, việc xuất hiện dòi trong quả thanh mai cũng không đáng lo ngại, dòi là loại ấu trùng không có độc, nếu ăn phải cũng không hề gây hại cho cơ thể.
Ông cũng cho biết, nhiều người cho rằng, do ngâm thuốc hoặc hóa chất khiến quả thanh mai có dòi, thế nhưng những nhận định trên là hoàn toàn vô căn cứ, bởi dòi không thể sinh sôi, nảy nở được khi có tác động của thuốc và hóa chất đến quả thanh mai.
Để loại bỏ các loại ấu trùng, Tiến sĩ Hiệp khuyên, khi mua quả thanh mai về, trước khi ăn người dân nên ngâm qua bằng nước muối loãng cho sạch.
Tác dụng của quả thanh mai:
Quả thanh mai dùng để chữa ho, đau dạ dày, tiêu chảy, lỵ, hạt thanh mai còn được dùng để chữa mồ hôi chân. Ngoài ra, vỏ thân thanh mai và rễ dùng để điều trị vết loét ngoài da hoặc ngộ độc do thạch tín.
Loại quả này còn dùng để ăn chín, ngâm rượu, ngâm thuốc hoặc ngâm đường làm nước giải khát mùa hè cũng rất tốt. Quả thanh mai ngâm cùng rượu trắng cũng là bài thuốc chữa nhức mỏi rất tốt cho sức khỏe.
Không những thế, quả thanh mai còn có tác dụng như: tốt cho máu và não, tăng khả năng miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, tốt cho mắt và da, nhiều vitaminC nên chống lão hóa rất tốt.
Theo Lê Lan / VietQ
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó