Hoa quả
Thanh Hà hồ hởi được mùa vải sớm
Trên các tuyến đường của huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) người xe qua lại tấp nập, đặc biệt là khu vực 6 xã khu Hà Đông. Vải sớm Thanh Hà bày đầy đường. Người trồng vải phấn khởi ra mặt.
Mùa vải sớm của huyện Thanh Hà đã chính thức vào vụ. Theo đánh giá, vải sớm năm nay được mùa và có giá bán cao hơn trung bình nhiều năm nên người dân vô cùng phấn khởi.
Anh Phạm Văn Tùng, thôn Phúc Giới, xã Thanh Bính phấn khởi thu hoạch vải sớm
Đã hơn 1 tuần nay, gia đình ông Lê Đăng Khảng ở xóm 3 thôn Hạ Vĩnh xã Thanh Bính dậy sớm hơn thường lệ. Mới 5 giờ sáng, vợ chồng ông đã ra vườn thu hoạch vải sớm để tránh cái nắng oi bức của mùa hè và kịp có hàng đem cân cho các thương lái. Ông Khảng cho biết: “Gia đình tôi có 1,4 mẫu trồng vải, gồm các giống như: u trứng, u hồng, tàu lai và vải thiều. Năm nay do thời tiết không thuận đối với trà vải thiều và tầu lai nên tỷ lệ ra hoa và đậu quả đạt rất thấp, nhưng bù lại, các trà vải sớm của gia đình lại sai quả hơn.”
Sản lượng vải của gia đình ông Lê Đăng Khảng đạt trên 4 tấn
Ông Khảng nhẩm tính, với trên 1 mẫu trồng vải sớm, năm nay ông thu được khoảng trên 4 tấn quả, gấp 2 lần so với sản lượng năm 2016. Ông chia sẻ: “Cách đây gần 1 tuần, tôi có bán được 3 tạ vải u trứng với giá trung bình đạt 42.000 đ/kg. Còn sáng nay tôi cũng bán cho thương lái 1,5 tạ vải u hồng với giá 35.000 đ/kg. Mức giá này cao hơn năm ngoái từ 7.000 đến 10.000 đ/kg.”
Theo ông Khảng, năm nay do thời tiết thuận lợi cho các trà vải sớm ra hoa và đậu quả, nên sản lượng cao hơn trung bình nhiều năm, đặc biệt là trà vải u trứng. Những năm trước, tỷ lệ đậu quả của trà vải u trứng chỉ đạt trung bình từ 30 đến 40%, thậm chí có năm còn mất trắng, nhưng năm nay tỷ lệ đậu của của cây đạt từ 80 đến 90%. Do đây là trà vải cho thu hoạch sớm nhất, nên thời điểm đầu vụ vải u trứng có giá từ 50 - 55.000 đ/kg.
Người dân phấn khởi vì vải sớm được mùa, được giá
Cùng chung niềm vui được mùa như ông Khảng, gia đình anh Phạm Văn Tùng thôn Phúc Giới xã Thanh Bính cũng vô cùng phấn khởi khi vải bán được giá, anh tâm sự: “Vụ vải năm ngoái, thời điểm đắt nhất vải u hồng cũng chỉ đạt từ 27 đến 28.000 đ/kg. Nhưng trong sáng nay gia đình tôi đã cân cho thương lái với giá là 37.000 đ/kg, cao hơn hẳn 10.000 đ so với vụ trước.”
Lý giải về việc vải sớm năm nay bán được giá hơn, anh Tùng cho rằng: Ngoài việc vải Thanh Hà có chất lượng và mẫu mã đẹp hơn so với các vùng khác, thì năm nay cũng do vải thiều mất mùa. Thêm vào đó, lượng thương lái Trung Quốc về nhiều nên đã giúp giá vải được cải thiện hơn so với năm trước. Vải tiêu thụ thuận lợi, không xảy ra tình trạng tư thương ép giá, nên người dân chúng tôi vô cùng phấn khởi.
Sản lượng vải của Thanh Hà năm nay ước đạt 16.000 tấn
Gia đình anh Tùng có trên 2 mẫu trồng vải, trong đó toàn bộ là vải u hồng, sản lượng vải quả năm nay ước đạt khoảng 12 đến 13 tấn, cao gấp 2 lần so với năm 2016. Do thời tiết thuận lợi cho 2 loại vải này, nên cây sai quả hơn so với các năm, anh Tùng cho biết: 1 sào vải của gia đình cho thu khoảng gần 7 tạ quả, nếu mức giá cứ ổn định như thời điểm này thì vụ vải năm nay gia đình anh thu được trên 300 triệu đồng.
Xã Thanh Bính được xem là trung tâm vải sớm của huyện Thanh Hà, nên việc mua bán diễn ra rất nhộn nhịp ngay ở thời điểm đầu vụ. Theo quan sát, dọc tuyến tỉnh lộ 390 chạy qua khu vực này có tới hàng chục địa điểm thu mua vải của các thương lái. Rất nhiều xe Container và các loại xe chở hàng đỗ kín bến xe của xã để chờ bốc hàng.
Ông Lê Văn Tuấn ở huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) - chủ một địa điểm thu mua vải cho biết: “Chúng tôi về Thanh Hà thu mua ngay từ đầu vụ, giá vải năm nay cao hơn so với các năm. Bên cạnh đó, do người dân chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh tốt nên chất lượng và mẫu mã của vải Thanh Hà hơn hẳn so với các vùng khác. Hiện nay, chúng tôi đang thu mua vải của người dân với mức giá từ 30 đến 35 nghìn đồng/kg. Sau đó, vải sẽ được đóng gói cẩn thận và được ướp đá, xuất sang thị trường Trung Quốc”.
Vải sớm Thanh Hà được đóng vào thùng xốp, chủ yếu xuất sang Trung Quốc và một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh...
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Hà, toàn huyện hiện có khoảng 1.300 ha vải sớm các loại, tập trung chủ yếu ở các xã như: Thanh Bính, Thanh Cường, Trường Thành, Hợp Đức... Hiện nay nhân dân trong huyện đang thu hoạch trà vải u hồng, giá thu mua tại các mỏ cân đạt trung bình từ 30 đến 35 nghìn đồng/kg, cao hơn từ 7 đến 10 nghìn đồng/kg so với năm 2016. Theo đánh giá, tổng sản lượng vải sớm năm 2017 của huyện Thanh Hà đạt khoảng trên 16.000 tấn, cao hơn khoảng 30% so với năm 2016. Vải sớm của huyện chủ yếu được xuất đi Trung Quốc và một số thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh.
Để đảm bảo năng suất và chất lượng quả vải, các cơ quan chuyên môn khuyến cáo người dân chỉ nên thu hoạch vải khi đã đủ độ chín, đồng thời thường xuyên theo dõi diễn biến của thời tiết, tích cực phòng trừ các loại sâu bệnh hại bằng các loại thuốc đặc hiệu và phải ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch khoảng 14 ngày.
Theo Đức Anh / Công an nhân dân
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó