Hoa quả
Trồng 0,7ha hoa cúc, 8x "đút túi" hơn 200 triệu đồng mỗi năm
Vườn hoa cúc 7.000m2 của anh Nguyễn Xuân Cương, tiểu khu 14, tiểu khu Nà Sản, (xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La), trong những ngày đầu tháng 3.2018 luôn tấp nập nhiều khách hàng đến lựa chọn mua những bông hoa cúc đẹp nhất. Mỗi năm anh Cương "đút túi" hơn 200 triệu đồng từ việc trồng hoa cúc.
Giữa năm 2017, anh Cương bắt đầu trồng hoa cúc trên 0,7ha đất vườn trước nhà. Giống hoa được anh mua từ Nam Định và Hà Nội, đã được rất nhiều nhà vườn lớn, uy tín lựa chọn trồng đại trà trên các vùng miền, nên chất lượng giống luôn được đảm bảo. Sau một thời gian trồng, vườn hoa cúc của gia đình anh Cương sinh trưởng và phát triển rất tốt. Đến mùa hoa khoe sắc tại vườn, có rất nhiều khách hàng có thú vui chơi hoa và tiểu thương chuyên bán buôn các loại hoa đánh xe tải đến mua tại vườn, trong những ngày đầu tháng 3.2018.
Anh cương đang hướng dẫn công nhân cách chăm sóc hoa cúc tại vườn
Chia sẻ với Dân Việt, về lý do chọn cây hoa cúc để làm kinh tế cho gia đình, anh Cương cho biết: Hoa cúc là loại hoa thông dụng và thiết yếu với mọi gia đình người Việt Nam trong các ngày giỗ chạp, lễ chùa, thanh minh và tuần rằm mồng một, mọi người đều cần mua hoa cúc. Kể cả các ngày Tết Nguyên đán, mặc dù đã có hoa mai, hoa đào, phong lan, địa lan...nhưng nhiều gia đình vẫn cần có 5 - 7 cành hoa cúc cắm trên ban thờ để tỏ lòng tưởng nhớ tri ân đến tổ tiên. Từ những suy nghĩ trên, tôi đã chuyển toàn bộ 0,7ha đất vườn để trồng hoa cúc làm kinh tế chủ lực cho gia đình.
Vào thời điểm đầu tháng 3.2018, vườn hoa của gia đình anh Cương đang đua nhau khoe sắc chờ đến ngày thu hoạch bán ra thị trường
Để có đủ số lượng hoa cúc cung ứng ra thị trường, anh Cương gieo trồng rất nhiều giống hoa cúc với nhiều màu sắc khác nhau như: hoa cúc vàng, hoa cúc tím, hoa cúc trắng... Anh Cương còn lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng trên 0,7ha đất vườn để tạo môi trường thuận lợi cho cây hoa sinh trưởng và phát triển tốt.
Hàng ngày anh Cương đều xuống vườn tự tay kiểm tra quá trình phát triển của hoa cúc tai vườn
Giai đoạn trước phân hoá mầm hoa (cúc con gái): Nếu thời tiết ấm hoặc có mưa nhiều, tôi rút ngắn thời gian hoặc không cần thắp điện cho vườn hoa. Nếu thời tiết khô hạn kèm theo rét đậm kéo dài, cúc sinh trưởng chậm (cây ngắn), tôi phun GA3 kết hợp bón lá, bón gốc, để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng cho cây.
Khi cây cúc chuyển sang phân hóa mầm hoa, tôi chuyển sang phun bón lá siêu kali giúp cúc ra hoa nhanh, tập trung (sử dụng phân bón lá và chế phẩm kích thích sinh trưởng theo hướng dẫn trên bao gói). Khi vườn cúc chớm nụ thì tôi dừng phun mọi chế phẩm điều hoà sinh trưởng để cây tự phát triển. Chính vì vậy, năm nào vườn cúc nhà tôi cũng sinh trưởng và ra hoa tươi tốt không lo sâu bệnh.- anh Cương cho biết.
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng hoa, nên vườn cúc của anh Cương sinh trưởng và phát triển rất tốt
Trao đổi với Dân Viêt, anh Cương cho hay: Từ khi tôi chuyển sang trồng hoa cúc này, thu nhập của gia đình đã khấm khá lên hẳn và có của ăn của để. Nhất là quá trình chăm sóc hoa cúc lại đơn giản, thời gian thu hoạch nhanh, tính từ lúc gieo trồng đến khoảng 4 tháng là có thể cho thu hoạch được. Mỗi năm gia đình tôi trồng hoa cúc được 3 vụ, sau khi trừ chi phí và nhân công gia đình tôi có lãi hơn 200 triệu đồng/năm.
Theo Hà Hoàng / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó