Hoa quả
Trồng chanh leo trên đất dốc, 5 tháng hái quả thu cả trăm triệu
Bỏ trồng hoa vì đầu ra không ổn định, chị Nguyễn Thị Bình ở bản Kiến Xươn, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu (Sơn La) đánh liều trồng chanh leo. Sau 4 tháng trồng và cần mẫn chăm sóc, vườn chanh leo của chị Bình bắt đầu đơm hoa, kết trái, hết lứa này lại đến lứa khác. Mới hái trái có 5 tháng mà chị Bình đã thu cả trăm triệu đồng.
Chị Bình có 2 mảnh nương, cộng dồn diện tích khoảng 1ha. Trước khi “bén duyên” với cây chanh leo, chị trồng hoa lay ơn. Nhận thấy trồng hoa vất vả mà thu nhập bấp bênh bởi đầu ra không ổn định, đầu năm 2017, đang loay hoay tìm cây trồng thay thế thì chị nhận được thông báo của xã Phổng Lái về mô hình trồng chanh leo tại địa phương. Không đắn đo, suy tính, chị Bình đánh liều đăng kí tham gia.
Chị Bình đánh liều trồng chanh leo và đã thành công, có thu nhập cả trăm triệu đồng
“Khi đó, tôi đánh liều tham gia chứ cũng không biết cây chanh leo có phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở Phổng Lái hay không. Vì là lần đầu tiên cây chanh leo được đưa vào trồng tại địa bàn xã nên hiệu quả chưa được kiểm chứng. Tuy lo lắng song tôi cũng yên tâm phần nào vì mô hình này được kí kết giữa Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc với chính quyền xã và người dân...” – chị Bình nhớ lại.
Được Công ty Cổ phần Nafoods Tây Bắc bảo đảm về chất lượng giống và khâu bao tiêu sản phẩm, chị Bình bắt tay vào làm đất, thuê người chôn cột bê tông làm giàn. Tháng 4.2017, chị mua cây chanh leo giống về trồng ở cả 2 mảnh nương. Từ khâu trồng đến khâu chăm sóc, bón phân, chị nhất nhất tuân theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật thuộc Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc. Không phụ công người chăm bón, thăm nom, cây chanh leo sinh trưởng, phát triển tốt trên đồng đất mới. 4 tháng sau, vườn chanh leo bắt đầu trổ hoa, kết trái trước sự vui mừng, phấn khởi của chị Bình.
Tuy là cây trồng mới, song chanh leo đã khẳng định phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu trên đồng đất Phổng Lái
“Nhìn vườn chanh leo quả sai chi chít, các thành viên trong gia đình tôi ai cũng khấp khởi mừng thầm và tràn đầy hy vọng vào một vụ bội thu sắp tới. Đột nhiên, vườn chanh leo “đổ bệnh”. Toàn bộ lứa quả đầu tiên bị nấm, tôi phải bấm bụng loại bỏ. Cũng may có người mách nước dùng chế phẩm sinh học phun diệt trừ mầm bệnh nên vườn chanh leo của gia đình nhanh chóng được phục hồi. Tôi bắt đầu có thu nhập từ lứa thứ 2 trở đi...”’ – chị Bình cho hay.
Chanh leo nhà chị Bình có đặc điểm quả to, tròn, thơm ngon, được Công ty Cổ phần Nafoods Tây Bắc đánh giá cao
Theo chị Bình, lúc đầu do chưa hiểu rõ cách chăm sóc, bón phần, phòng trừ nấm bệnh nên chị gặp không ít khó khăn, vất vả. Khi đã nắm rõ đặc tính của cây chanh leo thì chăm sóc cũng nhàn hơn. “Thời kì chanh leo ra quả mà gặp phải trời mưa kéo dài thì rất dễ bị bệnh. Do đó, cần phải thường xuyên thăm nom, phát hiện mầm bệnh để kịp thời xử lí bằng chế phẩm sinh học. Sử dụng chế phẩm sinh học vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vừa đạt hiệu quả cao. Chỉ cần phun một lần là vườn chanh leo dứt ngay mầm bệnh...” – chị Bình vui vẻ nói.
Mới 5 tháng mà chị Bình đã thu được hơn 10 tấn quả. Hiện vườn chanh leo nhà chị vẫn đang tiếp tục cho quả
Cũng theo chị Bình, trồng chanh leo chỉ tốn kém chi phí ban đầu làm giàn còn việc chăm bón cũng đơn giản, không mất nhiều phân bón. Bón liều lượng bao nhiêu, chu kì chăm bón thế nào tùy theo từng thời kì phát triển của chanh leo mà có chế độ hợp lí. Vào thời kì chanh leo ra quả cần phải rút ngắn thời gian bón phân. “Ở thời kì này, cứ cách khoảng 15 ngày là tôi lại bón NPK cho vườn chanh leo 1 lần. Đối với phân trâu, bò, tôi đem ủ cho hoai mục, rồi bón 1 tháng 1 lần cho cả vườn, mỗi gốc khoảng 1 xô... Như vậy, vườn chanh leo mới đủ dinh dưỡng để nuôi quả và ra hoa lứa tiếp theo...” – chị Bình bảo vậy.
Vườn chanh leo nhà chị Bình lứa nào cũng sai trĩu quả
Từ lứa chanh leo thứ 2 trở đi, cứ đều đặn từ 2- 4 ngày, chị Bình lại thu một lần. Vườn chanh leo nhà chị cứ ra hoa, kết trái liên tục, đợt nọ nối tiếp đợt kia. Nhờ vườn chanh leo “đẻ quả” sòn sòn mà mới có 5 tháng (từ tháng 8 đến tháng 12.2017) mà chị Bình thu hơn 10 tấn quả. Bán với giá bình quân 12.000 đồng/kg, chị Bình thu hơn 100 triệu đồng. Sản phẩm chanh leo của gia đình chị và người dân trong xã thu đến đâu được Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc thu mua hết đến đó.
Nói về hiệu quả kinh tế của cây chanh leo, chị Bình khẳng định: “Tôi làm nông nghiệp nên cũng đã thử sức với nhiều loại cây trồng. Tôi thấy trồng chanh leo cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng ngô, sắn. Nếu chăm sóc tốt, cây chanh leo không chỉ giúp người dân thoát nghèo mà hoàn toàn có thể làm giàu được...”.
Theo Văn Chiến / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó