Hoa quả
Trồng chuối bán cho ... dê, bò, heo ăn
Không chỉ dưa hấu, thanh long, vải thiều... những ngày gần đây, câu chuyện chuối ế nóng hơn bao giờ hết. Nguyên nhân cũng xuất phát từ chuyện thương lái Trung Quốc từ chối thu mua, còn nông dân vẫn chưa thoát được tâm lý làm nông nghiệp kiểu “phong trào”.
Chuối già hương xuất khẩu phải để cho lợn ăn vì rớt giá. Ảnh: Đ.M.
Lại chuyện thương lái Trung Quốc biến mất
Câu chuyện chuối rớt giá thê thảm ở huyện Trảng Bom, Thống Nhất (Đồng Nai) những ngày gần đây khiến nhiều người không khỏi xót xa về giá trị của nông sản và công sức của bà con nông dân. Nhiều người dân ở Đồng Nai bán chuối với giá chỉ từ 2.000 - 5.000 đồng/kg, song cũng chẳng ai mua.
Dẫn chúng tôi vào vườn chuối già hương, ông Vòng A Sáng (xã Bàu Hàm, H.Trảng Bom) chỉ vào nhiều buồng chuối đã chín rục, rụng xếp từng lớp nằm ngổn ngang trên đất mà nghẹn giọng: “Năm trước thấy trồng chuối già hương xuất khẩu “có ăn”, tui phá bỏ vườn cà phê, mua hơn 1.000 cây giống chuối cấy mô về trồng. Có bao nhiêu tiền dành dụm, vay mượn được tui đều đổ hết vào hệ thống tưới, phân bón, chăm sóc cây đúng theo quy trình. Năm nay thời tiết, vụ mùa đều thuận lợi cho chuối trổ buồng, kết trái. Dự kiến thu hoạch được hơn 10 tấn chuối, bán giá như mọi năm là gần đủ vốn đầu tư. Thế nhưng, đùng một cái, chủ vựa thông báo không mua vì Trung Quốc không nhập hàng. Vậy là bao nhiêu ước mơ, kỳ vọng tan tành theo mây khói”.
Ông Lý Quang Hải, một hộ trồng chuối ở xã Quang Trung đã đầu tư trên 100 triệu đồng vào trồng chuối. “Lúc mới mua giống, chủ vựa đảm bảo bao tiêu hết. Nhưng nay chủ vựa “chạy làng” thì mình cũng phá sản. Việc bảo đảm bao tiêu cũng chỉ là “hợp đồng miệng” nên đành chịu” - ông Hải thở dài. Đang trò chuyện với PV, có người hỏi mua chuối về cho gia súc ăn, ông Hải chỉ thẳng ra vườn, nói: Muốn mua bao nhiêu thì chặt. Họ mua chuối về cho… dê, bò, heo ăn. Mua 1 tấn chuối với giá cao nhất chỉ 1 triệu đồng, chưa tới 1.000 đồng/kg.
Những người trồng chuối ở xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa- Vũng Tàu) cũng đang rơi vào tình cảnh tương tự, do thương lái bỗng dưng… biến mất. Nhiều hộ dân trồng chuối nơi đây phải chặt bỏ hoặc bán tháo để cho bò, dê ăn.
Ít quan tâm nhu cầu thị trường
Giưa năm 2015, diện tích trồng chuối của Trung Quốc bị thu hẹp do ảnh hưởng nặng nề bởi thời tiết, khiến năng suất, sản lượng chuối sụt giảm mạnh. Thêm vào đó, trong năm 2016, Trung Quốc ngừng nhập khẩu chuối của Philippines, do phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép và thay vào đó là tăng cường nhập khẩu chuối từ Việt Nam. Dẫn đến đẩy giá chuối tăng mạnh, thậm chí có thời điểm, giá chuối lên đến 23.000 đồng/kg. Nhiều nông dân chuyển sang trồng chuối. Thậm chí, có địa phương triển khai rộng rãi mô hình trồng chuối cho nông dân, khiến diện tích trồng tăng lên nhanh chóng.
Ông Võ Quang Huy - Giám đốc Cty TNHH Huy Long An, một doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu chuối hàng đầu của Việt Nam, cho biết: “Trong năm 2016, khi thấy người dân một số tỉnh Đông Nam Bộ đổ xô trồng chuối, chúng tôi đã thấy không ổn rồi. Thực tế, từ đầu năm nay, ở Trung Quốc, sản xuất chuối đã được phục hồi và đang là mùa thu hoạch chuối ở thị trường này nên hạn chế nhập của Việt Nam cũng là dễ hiểu. Đó cũng là lý do giá chuối trong nước bắt đầu rớt thê thảm như hiện nay”.
TS Võ Mai - Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam cho rằng, phải thay đổi quy trình sản xuất nông nghiệp từ khâu dự báo thị trường, quy hoạch đến sản xuất mới giải quyết được tình trạng dư thừa nông sản. “Lâu nay nền nông nghiệp của Việt Nam sản xuất không theo nhu cầu thị trường, nông dân thấy giá cao là đổ xô vào nuôi, trồng mà ít quan tâm đến nhu cầu thị trường như thế nào, bán đi đâu. Nếu không thay đổi được điều này thì vẫn mãi loay hoay trong vòng luẩn quẩn được mùa mất giá, dội chợ - TS Mai nói.
Ông Lê Văn Bảnh - Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối, Bộ NN&PTNT, nói: Chẳng có đất nước nào như Việt Nam có thể sản xuất hàng loạt sản phẩm nông nghiệp, nhưng lại chỉ trông chờ vào việc bán sản phẩm chủ yếu ở dạng thô. Nông dân cũng còn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, mạnh ai nấy bán mà không liên minh, liên kết thì làm sao làm ăn lớn được? Đó là chưa kể hơn 80% lượng nông sản của nước ta chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác, đặc biệt nhiều sản phẩm phải bán ra thị trường thế giới thông qua các thương hiệu nước ngoài. Để nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản tại thị trường trong nước và xuất khẩu, theo ông Bảnh cần xây dựng được hình ảnh thương hiệu thông qua việc quảng bá nông sản, phát triển hệ thống phân phối ở các cửa hàng để giới thiệu tới tay người dùng.
Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu chuối Việt Nam
Ngày 1/3, trao đổi với PV Tiền Phong, bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Kiểm dịch thực vật vùng VII (Cục Bảo vệ Thực vật) cho biết, Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu chuối xanh từ Việt Nam qua cửa khẩu ở Lạng Sơn. Trước đây, mỗi ngày có khoảng hơn 10 xe chuối xanh (chuối tiêu và chuối tây), mỗi xe khoảng 20 tấn. Tuy nhiên, hơn một năm nay, chuối xuất đi Trung Quốc rất ít, mỗi ngày chỉ khoảng một hai xe chuối tây. “Hiện nhiều vùng ở Trung Quốc đã trồng chuối, đặc biệt là chuối tiêu. Sản phẩm trong nước họ rất nhiều, nên không nhập của Việt Nam nữa. Việc giảm nhập là do thị trường điều tiết, chứ không liên quan đến chuyện đóng hay mở cửa biên giới vì hoạt động giao thương vẫn diễn ra bình thường”- bà Hà nói.
Nam Khánh
Theo Uyên Phương - Đức Minh / Tiền phong
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó