Hoa quả
Trồng đủ thứ cây vì lo được mùa, mất giá, hóa ra lại nhiều thu nhập
Chị Lò Thị Dưng, dân tộc Thái ở bản Quỳnh Thuận (xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) đã mạnh dạn trồng nhiều loại cây trên cùng mảnh đất nương của mình: Cà phê, thanh long, cam, bưởi, chanh leo, sa nhân... mỗi loại cây ở một khu riêng. Cách làm này giúp gia đình chị thu hơn 300 triệu đồng mỗi năm lại không lo được mùa mất giá...
Đánh thức vùng đất mới
Tháng 10, trong tiết trời se lạnh của mùa thu, chúng tôi đến thăm gia đình chị Lò Thị Dưng, bản Quỳnh Thuận, người phụ nữ nức tiếng bởi tính đảm đang, chịu khó trong phát triển kinh tế gia đình.
Gặp chị Dưng trong ngôi nhà sàn truyền thống của người Thái, xung quanh nhà cây cối xum xuê, vườn cà phê, thanh long, cam, bưởi... xanh mướt phủ kín khắp triền đồi. Ngôi nhà sàn khang trang, bề thế, bên trong có đồ đạc tiện nghi, đó là thành quả sau những tháng ngày bới đất, lật cỏ, trồng cây ăn quả của gia đình chị Dưng.
Vườn chanh leo xanh mướt sai trĩu quả của gia đình chị Dưng, năm nào cũng cho thu nhập vài chục triệu đồng.
Kể về ngày tháng lập nghiệp trên vùng đất mới, chị Dưng nói rằng: Năm 2007, gia đình chị Dưng cùng 29 hộ dân bản Nghe Tỏng của xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, chuyển về tái định cư tại bản Quỳnh Thuận, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu để nhường đất xây dựng công trình thủy điện Sơn La. Những ngày đầu chuyển về vùng đất mới, cũng như các gia đình khác thuộc diện tái định cư, gia đình chị gặp nhiều khó khăn. Do chưa quen với môi trường và khí hậu, thời tiết, đặc biệt là cách thức canh tác mới, bởi trước đây ở quê cũ chủ yếu là trồng lúa nước.
Cà phê là một trong những loại cây trồng rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở Chiềng Pha nên cây phát triển tốt, năng suất cao.
Với diện tích đất được giao hơn 1 ha nương cà phê và 3 ha đất nương đồi núi đá. Được sự hỗ trợ, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân sở tại, gia đình chị Dưng sớm ổn định cuộc sống. Với tính cần cù, chị Dưng và gia đình không ngại khó, ngại khổ, tập trung phát triển diện tích đất sản xuất được giao, chia thành nhiều khoảnh vườn nhỏ, mỗi mảnh rộng chừng 2.000m2 – 3.000m2.
Trên mỗi mảnh nương đó chị Dưng trồng một loại cây, nào là cà phê, thanh long, cam, bưởi, chanh leo, sa nhân…. Chỉ sau 1-3 năm, loại cây nào cũng đều cho thu hoạch, năm nào gia đình chị cũng thu hơn 300 triệu đồng.
Thành quả sau những ngày đổ mồ hôi, sôi nước mắt
“Sau khi tiếp nhận diện tích cây cà phê, nhờ thực hiện đúng kỹ thuật chăm sóc, cây phát triển tốt cho thu hoạch khoảng 8 tấn quả/ha, thấy lợi ích của cây cà phê, tôi mở rộng lên gần 2 ha, trồng xen với đào Pháp và mận tam hoa. Diện tích còn lại, gia đình tôi không trồng ngô hay lúa nương mà cải tạo để trồng cây cam, bưởi, thanh long và chanh leo, diện tích nương ở khu vực đồi đá thì trồng cây sa nhân”, chị Dưng nói.
Vụ cam nào gia đình chị Dưng cũng thu hoạch vài tấn cam
Để có vốn, gia đình chị vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội gần một trăm triệu đồng, đầu tư mua trang thiết bị, lắp đặt hệ thống tưới ẩm tự động. Sau những tháng ngày đổ mồ hôi, sôi nước mắt; khu đồi đá trọc lốc, nắng cháy ngày nào, giờ đã trở thành khu vườn xum xuê cây trái, xanh tốt. Mùa nào cũng có sản phẩm để bán, thu nhập từ trồng cây ăn quả, cà phê, sa nhân... hằng năm trên 300 triệu đồng.
“Có được kết quả như ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực gia đình là sự đỡ chính quyền và bà con địa phương, tạo điều kiện cho tôi tham quan học tập các mô hình làm kinh tế giỏi ở các địa phương”, chị Dưng tâm sự.
Theo Ngọc Mai / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó