Hoa quả
Vải thiều muộn Lục Ngạn: Chỉ 35% diện tích ra hoa, người trồng vải khóc ròng
Cách đây 2 tuần, người trồng vải tại Bắc Giang vẫn còn đang đặt rất nhiều hi vọng vào cây vải muộn. Nhưng đến thời điểm này, mọi cố gắng và hi vọng đều gần như mất trắng do nhiều diện tích trồng vải tại Lục Ngạn, Bắc Giang vẫn “ngủ đông”, thậm chí bật lộc.
Theo số liệu thống kê của UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, vụ sản xuất vải thiều năm 2017 của huyện có tổng diện tích dự kiến 16.300 ha. Trong đó, vải chính vụ khoảng 14.543 ha, vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP khoảng 10.700 ha.
Số hoa ít ỏi mới nở cách đây hơn 1 tuần
Cách đây 1 tuần là thời điểm cuối cùng có thể cứu được cây vải thiều muộn. Nhưng sau 1 thời gian dài, nhiệt độ ở mức cao kèm theo mưa phùn liên tục nhiều ngày thì chỉ có 1/3 tổng số diện tích trồng đó có thể ra hoa đậu quả.
Hiện trên diện tích vải chính vụ của toàn huyện đạt tỷ lệ ra hoa là rất thấp, chỉ đạt khoảng 35%. Nguy cơ mất mùa, thất thu vụ vải thiều năm nay đã hiển hiện trước mắt những người trồng vải, ở một trong những vùng vải lớn nhất của cả nước.
Chị Lưu Thị Sáu (ngụ tại thôn Áp Tân Quang, Lục Ngạn) cho biết, đợt ra hoa cuối cùng của vải thiều đã hết được 2 tuần, những hi vọng cuối cùng thì cũng đã hết cách đây 1 tuần. Khoảng thời gian đó có 1 đợt rét nhưng không đáng kể, chỉ là rét nhẹ nhẹ. Nên cho dù, cả gia đình đã tập trung sử dụng nhiều biện pháp để kích hoa như phun thuốc kích hoa, ủ mầm hoa, nhưng mưa phùn mà không rét thì chỉ kích cho sâu bọ phát triển thôi, không có tác dụng.
Dù gia đình chị Sáu luôn bám sát diễn biến của thời tiết để điều chính kĩ thuật chăm sóc vải cho phù hợp. Tuy nhiên, mọi giải pháp đều bất lực trước thời tiết. Nếu như mọi năm, thời điểm này, hoa vải đã xếp dày như mâm xôi, thì năm nay lộc vải đỏ ối một góc vườn.
Không chỉ gia đình chị Sáu mà các hộ trồng vải khác trong xã cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Với tình trạng như này thì người trồng vải buộc phải chặt tỉa cành, hạ tán để tạo điều kiện cho cây ra hoa thuận lợi vào năm sau.
Thời điểm này gia đình chị Sáu chỉ biết vừa mếu vừa đùa nhau “lộc ra đẹp lắm, chứ hoa thì không ra được nữa rồi”. Vì cây vải thiều thường cho ra hoa trước lập Xuân khoảng 15 – 20 ngày, nếu sau thời điểm lập Xuân khoảng 20 ngày mà không ra hoa thì cơ bản là không ra hoa nữa, sẽ chỉ phát lộc mà thôi, chị Sáu cho biết thêm.
Theo cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn, Bắc Giang, năm nay vải Lục Ngạn chỉ có khoảng 35% là ra hoa. Thời điểm cuối cùng để cây có thể ra hoa đã qua cách đây 1 tuần. Sở dĩ, số diện tích vải ra hoa ít như vậy là do cây vải cần nhiệt độ từ 12 – 14 độ C trong khoảng 200 giờ (từ 10 – 15 ngày) thì mới ra hoa được.
Nhưng thời tiết năm nay cứ rét đều đều, nhiệt độ không xuống quá thấp nên vải không ra được hoa. Một điều đáng tiếc là trong khoảng thời gian cuối, nhiệt độ chỉ cần hạ xuống thêm khoảng 2 độ nữa thôi thì 2/3 diện tích trồng vải sẽ tại đây sẽ được cứu lại rất nhiều, cán bộ phòng Nông nghiệp Lục Ngạn cho biết thêm.
Bác Trần Văn Thân, (ngụ tại thôn Áp Tân Quang, Lục Ngạn) với kinh nghiệm trồng vải lâu năm cho biết, năm nay cây vải ra hoa ít mà có tới 35% diện tích ra lộc. Với một số cây khác, ví dụ như cây nhãn hay một số dòng cây có múi thì vừa ra lộc vừa ra hoa rất là tốt. Tuy nhiên, đối với cây vải thiều thì lộc ít tỉa đi còn được, nhưng lộc nhiều xen với hoa thì tỉa cũng không thành quả được. Vì lộc sẽ làm teo hoa và lúc có quả sẽ bị “tháo khớp” (tháo khớp nghĩa là vải rụng cả cuống chứ không rụng độc quả).
Trao đổi nhanh với ông Nguyễn Văn Khái, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bắc Giang, ông cho biết, hiện nay trong tổng số diện tích vải tại Lục Ngạn thì chỉ có 35% ra hoa, trong khi đó có tới 35% diện tích vải ra lộc. Còn lại 30% đang hi vọng mấy hôm nay trời sẽ lạnh thêm nữa để cây vải nứt nụ ra hoa.
Về phía người dân tại đây, các hộ vẫn làm theo 1 số hướng dẫn như chăm sóc với những cây đã ra hoa, một số cây vừa ra lộc vừa ra hoa thì phải cắt lộc đi để bón phân hợp lý, kích thích sinh trưởng. Nhưng năm nay vẫn chỉ trông vào vải sớm với 85 – 90% diện tích ra hoa đậu quả có thể gỡ lại, còn vải muộn thì khả năng cao không cứu thêm được nữa, ông Khái cho biết thêm.
Theo Thế Hưng / Dân Trí
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó