Hoa quả
Vì sao trái cây nhập khẩu rẻ khó hiểu: Táo Mỹ còn gần 30.000 đ/kg
Nhiều loại trái cây nhập khẩu được bán với giá rất rẻ, thậm chí, rẻ hơn nhiều loại trái cây nội địa đang vào chính vụ thu hoạch.
Tại một siêu thị trên đường Quốc lộ 1A (quận Bình Tân, TP.HCM), rất nhiều trái cây nhập khẩu được bày bán với giá siêu rẻ. Cụ thể như, táo đỏ Mỹ chỉ có giá 29.900 đồng/kg, táo Queen có giá 49.000 đồng/kg, táo Pink cũng chỉ có giá 59.000 đồng/kg.
Nhiều loại trái cây nhập khẩu đang có giá rẻ bất ngờ. Ảnh: Khải Huyền.
Sản phẩm nho đen không hạt, xuất xứ từ Úc có giá 99.900 đồng/kg, trong khi cùng sản phẩm này, các tiểu thương bán trái cây tại chợ truyền thống gần đó bán với giá đến 180.000 đồng/kg, gần gấp đôi so với giá tại siêu thị.
Hầu hết các sản phẩm đều ghi xuất xứ từ Úc, Hàn Quốc, Mỹ, Nam Phi… Như sản phẩm lê Forelle xuất xứ Nam Phi có giá chỉ 59.000 đồng/kg, sản phẩm cherry được quảng cáo là nhập khẩu từ Mỹ cũng được bán với giá 199.000 đồng cho hộp 200gr.
Chị Nguyễn Thu Hồng (ngụ đường Hồ Học Lãm, quận Bình Tân, TP.HCM) cho biết, mỗi lần đi siêu thị đều bị “hấp dẫn” bởi các sản phẩm trái cây nhập ngoại với vẻ ngoài bắt mắt, vỏ trái bóng loáng, kích cỡ đồng nhau… trong khi giá bán rất rẻ.
Xuất xứ sản phẩm thường chỉ ghi tên nước nhập khẩu. Ảnh: Khải Huyền.
Tuy nhiên, điều chị băn khoăn nhất vẫn là chất lượng sản phẩm khi mà giá bán rẻ đến mức khó hiểu, thậm chí, còn rẻ hơn nhiều loại trái cây vốn đang vào mùa thu hoạch của Việt Nam.
Nghi ngờ về xuất xứ cũng như chất lượng sản phẩm, chị Hồng đem các thắc mắc này hỏi nhân viên bán hàng. Thế nhưng, chị đều nhận được câu khẳng định là sản phẩm chất lượng, đúng xuất xứ.
“Nhưng xuất xứ thì siêu thị cũng chỉ ghi tên nước nhập khẩu, ngoài ra không có thông tin gì thêm. Người tiêu dùng muốn tìm hiểu chất lượng sản phẩm cũng không biết mò ở đâu”, chị Hồng thắc mắc.
Trong khi đó, theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, rau quả các loại nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 5.2018 tăng 30% so với tháng 4.2018, đạt hơn 145 triệu USD. Tính tổng cộng cả 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu rau quả tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 601 triệu USD.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, có đến 64% trái cây nhập khẩu vào Việt Nam đến từ Trung Quốc và Thái Lan. Ảnh: Khải Huyền.
Hai thị trường nhập khẩu rau quả nhiều nhất vào Việt Nam là Thái Lan và Trung Quốc với kim ngạch đạt hơn 385 triệu USD, chiếm hơn 64% tổng kim ngạch nhập mặt hàng này của Việt Nam.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng 5.2018 tăng rất mạnh, khoảng 47% so với tháng 4.2018 và tăng 24% so với cùng kỳ 2017. Rau quả từ Mỹ nhập vào Việt Nam tính chung cả 5 tháng tăng hơn 93% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, lượng trái cây nhập khẩu từ một số thị trường mới như Brazil, New Zealand… vào Việt Nam cũng có mức tăng đột biến. Trong tháng 5 nhập khẩu rau quả từ Úc cũng tăng rất mạnh, khoảng 175%, đạt gần 13 triệu USD, do đó đã nâng kim ngạch của 5 tháng lên cao hơn 33 triệu USD, tăng 105% so với cùng kỳ.
Còn rau quả xuất xứ từ thị trường Brazil nhập vào Việt Nam cũng được chú ý đặc biệt với mức tăng rất mạnh 270% trong tháng 5. Nhập khẩu rau quả từ New Zealand trong tháng 5 tăng tới 103%, đạt hơn 7 triệu USD, nâng kim ngạch cả 5 tháng đầu năm tăng 23% so với cùng kỳ.
Theo Khải Huyền / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó