Hoa quả
Vú sữa Việt Nam đã chính thức nhập khẩu vào thị trường Mỹ
Cơ quan Kiểm dịch Động Thực vật Mỹ (APHIS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa đăng Công báo Liên bang cho biết quả vú sữa tươi của Việt Nam đã chính thức được chấp thuận nhập khẩu vào thị trường Mỹ và quyết định này có hiệu lực từ ngày 19/1.
Như vậy đến nay, Mỹ đã đồng ý nhập 5 loại trái cây của Việt Nam là thanh long, chôm chôm, vải, nhãn và vú sữa.
Quyết định này được APHIS đưa ra sau khi đã hoàn tất Báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại để đánh giá những nguy cơ liên quan đến việc nhập khẩu trái vú sữa tươi từ Việt Nam vào lục địa Mỹ.
Trên cơ sở của Báo cáo phân tích trên, APHIS kết luận rằng trái vú sữa tươi từ Việt Nam an toàn để nhập khẩu vào lục địa Mỹ và xác định chỉ cần áp dụng một hoặc vài tiêu chuẩn về vệ sinh thực vật nhất định là có thể làm giảm bớt những nguy cơ của việc xâm nhập hay lây lan sâu bọ thực vật, hoặc dịch hại liên quan đến việc nhập khẩu trái vú sữa tươi từ Việt Nam.
Vú sũa Lò Rèn theo tiêu chuẩn GlobalGAP chuẩn bị cho thu hoạch . Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN
Trước đó, APHIS đã cho đăng toàn bộ nội dung của báo cáo trên để lấy ý kiến công chúng trong vòng 60 ngày, từ 19/7-19/9/2016. Trong khoảng thời gian trên, phía Mỹ chỉ nhận được một ý kiến phản hồi của một công ty sản xuất cho rằng không nhất thiết quy định bắt buộc trái vú sữa tươi phải được chiếu xạ tại Việt Nam trước khi xuất sang Mỹ mà có thể linh động cho phép thêm cả việc chiếu xạ tại nước sở tại sau khi hàng cập cảng. Tuy nhiên, APHIS đã bác đề nghị này trên cơ sở đã có văn bản chính thức của Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam đề nghị cho trái vú sữa tươi chiếu xạ tại Việt Nam trước khi xuất khẩu và Việt Nam hiện đã có đầy đủ hạ tầng cơ sở (các cơ sở chiếu xạ đạt chuẩn) để thực hiện công việc này.
Ngoài ra, báo cáo cũng đề xuất về việc trái vú sữa tươi xuất khẩu phải được bọc riêng từng quả trong túi nilon để tránh nguy cơ lan truyền dịch bệnh từ quả này sang quả khác sau khi đã xử lý chiếu xạ. Mặc dù đề xuất này của Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam khác với quy định thông thường của Mỹ cho rằng, trái cây tươi nói chung chỉ cần đóng gói trong thùng carton chống côn trùng là được, nhưng xét thấy đề xuất của Việt Nam không những tương đương mà còn hữu hiệu hơn cả biện pháp đóng gói trong thùng carton chống côn trùng nên APHIS đã chấp nhận đề nghị trên.
Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho hay ngoài việc đáp ứng các quy định chung về nhập khẩu rau quả vào thị trường Mỹ theo điều 319.56-3 của Luật về các quy định của Liên bang (CFR), trái vú sữa tươi nhập khẩu vào Mỹ còn phải đáp ứng 4 tiêu chuẩn sau: Chỉ được nhập khẩu như hàng hóa thương mại; mỗi lô hàng xuất khẩu vú sữa tươi đều phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam cấp; từng lô hàng phải được xử lý đúng quy định theo mục 7 phần 305 của CFR; mỗi chuyến hàng xuất khẩu trái vú sữa tươi đều là đối tượng kiểm tra ngay khi cập cảng vào Mỹ.
Hiện trái vú sữa tươi của Việt Nam đang vào vụ thu hoạch, các doanh nghiệp trong nước cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mặt hàng theo quy định phải chiếu xạ tại Việt Nam và quy định phải đóng gói từng quả trong túi nilon để thực hiện đúng các quy định khi xuất khẩu trái cây đặc biệt này vào thị trường Mỹ.
Ngoài ra, phía Mỹ cũng đang xem xét nhập khẩu trái xoài tươi từ Việt Nam và sẽ sớm có thông báo về quyết định này.
Theo TTXVN / Báo tin tức
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó