Chăn nuôi
10 biện pháp nâng cao năng suất cho heo nái
Hutterville Colony một năm bán 13.800 con heo. Để đạt con số này bầy heo thịt và heo nái F1 của Hutterville Colony đóng vai trò hết sức quan trọng. Trại có 540 con nái đẻ được chia đều cho heo hậu bị F1 và nái Yorkshire (phối với đực Landrace). Mặc dù bầy heo thịt của trại bị dương tính với PRRS nhưng hầu như điều này không ảnh hưởng đến năng suất sinh sản.
Hội trưởng hội heo giống Canada đã phát biểu: “Có thể tin rằng Hutterville Colony ở vùng Magrath, Alberta là một trong những trại có năng suất cao nhất ở vùng Bắc Mỹ”. Người quản lý của Peak Swine Genetics Inc và ông Alfred Wahl đã đưa ra một số đánh giá về nông trại năm 2006 có PSY đạt 30.2 con này. Hutterville Colony một năm bán 13.800 con heo. Để đạt con số này bầy heo thịt và heo nái F1 của Hutterville Colony đóng vai trò hết sức quan trọng. Trại có 540 con nái đẻ được chia đều cho heo hậu bị F1 và nái Yorkshire (phối với đực Landrace). Mặc dù bầy heo thịt của trại bị dương tính với PRRS nhưng hầu như điều này không ảnh hưởng đến năng suất sinh sản.
Đằng sau thành tích của Hutterville Colony là kinh nghiệm và thực tế :
- 20 năm kinh nghiệm quản lý nông trại của Peter Wipl.
- 10 năm xây dựng đàn hậu bị của Hutterville Colony
- Ít nhất 8 năm tuân thủ theo các khuyến cáo của công ty cám.
- Sự tuân thủ nghiêm ngặt của nhân viên trong trại với các nguyên tắc làm việc của nông trại. Ông Wahl đã bật mí 10 biện pháp quản lý của trại Hutterville Colony.
1. Không cho phối lại
Tỷ lệ phối lần đầu thành công lên tới 96%, heo của trại vì thế đạt năng suất rất cao. Khi đưa hậu bị lên phối, nếu phối lần đầu bị thất bại thì có thể đào thải không cần quan tâm đến phí tổn
2. Phối lúc sáng sớm
Peter Wipl và nhân viên bắt đầu phối rất sớm (lúc 5 giờ). Lúc đó trại rất yên tĩnh. Hệ thống cho ăn tự động 7 giờ mới làm việc.
Nái sau khi chịu đực 24 giờ thì bắt đầu cho phối. Còn đực trước khi cho ăn sẽ bị kích thích mạnh hơn.
Nái sau khi cai sữa 4, 5, 6 ngày thì bắt đầu đưa vào phối. Mặt khác, hậu bị theo chỉ tiêu mỗi tuần 27 con, nếu lên giống sẽ đưa vào phối. Khi phối nái phải được giám sát kỹ lưỡng, mỗi lần chỉ phối 1 con.
Sau khi cai sữa đến trước khi phối phải cung cấp cám đầy đủ 6 lần / ngày. Một ngày sau khi phối, lượng cám cho nái ăn giảm xuống còn 1,8 kg trong vòng 35 ngày. 3 tuần cuối mang thai, dựa vào thể trạng của heo mà điều chỉnh lượng cám cho thích hợp. Nếu heo có thể trạng bình thường (không liên quan tuổi heo) điều chỉnh tăng từ 2,0 kg lên 3,3 kg/ngày.
3. Chuyển nái
Trong nông trại sau khi phối từ 10 đến 35 ngày tuyệt đối không được chuyển heo. Bởi vì đây là thời kỳ hình thành thai nhi, ảnh hưởng đến việc đẻ nhiều con.
4. Vệ sinh và ánh sáng
Phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh trong chuồng trại, phải vệ sinh định kỳ. Không có cám rơi vãi ở khu vực máng. Cần phải vệ sinh cào phân mỗi ngày để tránh nhiễm khuẩn phần âm hộ khi nái nằm xuống. Mỗi tuần phải dành 40 tiếng cho việc vệ sinh sát trùng. Các thiết bị trước khi sát trùng phải tiêu độc và phơi khô trước 24 tiếng.
Đèn huỳnh quang và các trang thiết bị không để cho bám bụi vì heo rất dễ không lên giống. Chiếu sáng mỗi ngày 18 tiếng từ 4 giờ sáng tới 10 giờ đêm để mỗi khi nái thức dậy có thể lên giống dễ dàng.
5. Duy trì độ tươi cho cám
Trại tuân theo hướng dẫn của công ty Standard Nutrition chuyên cung cấp cám cho nái mang thai và chờ phối trong nhiều năm liền. Cho ăn sau khi phối tới 35 ngày sau, rồi đổi loại cám khác. Heo hậu bị có thể ăn cám heo giống (ta hay gọi là cám kích dục) từ lúc heo đạt 135 kg đưa vào phối đến 25 ngày sau. Mọi loại cám dành cho nái rạ, để đề phòng táo bón đều được bổ sung chất xơ có trong bã mía khô vào cám.
Nông trại còn có nơi cung cấp mì và lúa mạch riêng. Nông trại kiểm tra lượng dinh dưỡng và độc tố nấm mốc (mycotoxin) ngay khi thu hoạch và trộn thêm vào cám chất ức chế hoạt động của nấm mốc. Nông trại sản xuất một lần 1 tấn cám sẽ tốt hơn sản xuất nhiều vì heo có thể ăn cám mới. Hơn nữa để cho cám luôn luôn mới trước khi đổ cám vào, thùng cám phải được làm thật sạch. Vì nông trại đã được lập trình hóa nên có thể tự động sản xuất ra tất cả các loại cám.
6. Sử dụng heo đực lai
Hutterville Colony sử dụng heo hậu bị Sumit phối với heo đực Traiblazer do Peak Swine Genetics cung cấp. Con của những con đực này khỏe mạnh, tỷ lệ chết trước cai sữa không quá 4%. Nông trại tự thiết kế các chuồng nái đẻ để bảo vệ nái và con không bị thương.
Bề rộng của chuồng nái là 1,83 m để khi đẻ nái có thể đứng dậy. Theo quy cách này thì phần heo con 2 bên rộng 46 cm/1 bên để dự trù trường hợp heo bị mẹ đè và số lượng heo con đẻ ra nhiều.
7. Bấm răng
Việc bấm răng heo con giúp nó không cắn vú mẹ và không làm tổn thương các con khác. Việc này phải được thực hiện hết sức chính xác. Dụng cụ cắt thay ba tuần một lần. Để hạn chế chảy máu phải cắt sát chân răng. Để chống nhiễm trùng và viêm khớp dùng kềm nhiệt để cắt đuôi. Việc thực hiện các thao tác này từ ngày đẻ đầu tiên đến khi 21 nái đẻ xong (1 tuần ở đây đẻ 26 nái) có thể gặp nhiều khó khăn nhưng kết quả là heo con thường sống khỏe mạnh tới khi cai sữa.
8. Hệ thống bú sữa
Theo kinh nghiệm của trại đẻ nếu nái đẻ trên 11 con thì sử dụng hệ thống bú bổ sung rất tốt. Nếu bú bổ sung nái sẽ đỡ mất sức bởi vì nái nuôi càng nhiều con thì phải sản xuất ra càng nhiều sữa. Hệ thống này còn được sử dụng khi có nhiều heo con trọng lượng nhỏ. Cần phải vệ sinh trang thiết bị thường xuyên.
9. An toàn dịch bệnh
Khách khi tham quan trại phải có sự đồng ý trước của người quản lý trại. Đa số khách vào được giới hạn tại khu vực xung quanh văn phòng, hạn chế cho xuống trại. Mọi cửa trại phải được khóa kỹ. Khi xuống trại phải sát trùng ủng.
Mọi người làm trong trang trại khi tiếp xúc với heo phải sử dụng găng tay. Một số trường hợp cần phải sử dụng mặt nạ phòng bụi. Kiểm tra huyết thanh bầy heo. Mỗi tháng kiểm tra định kỳ một lần xem có bị PRRS hay Mycoplasma không.
10. Làm việc theo nhóm
Mọi thành viên trong trại được khuyến khích làm việc theo nhóm và bố trí thời gian thích hợp để mọi người có thể hoàn thành công việc.
Mọi nhân viên đều đồng tâm với chủ trại xây dựng một nông trại thành công.
Biên dịch: Heo Team
Theo Pig&Pork
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó