Chăn nuôi
9 yếu tố giúp nuôi yến trong nhà thành công
Việc thiết kế xây dựng nhà nuôi yến và hoàn thiện quy trình nuôi yến trong nhà là cấp thiết để làm cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi yến trong nhà trên toàn quốc.
Hiện nay, phân loài chim yến này được phân bố ở hầu hết các địa phương từ Thanh Hóa đến Cà Mau, đặc biệt chim yến tập trung với số lượng khá lớn ở các tỉnh duyên hải miền Trung đến các tỉnh Nam Bộ.Nghề nuôi yến trong nhà đã hình thành và đang phát triển với nhiều triển vọng. Vì vậy, việc thiết kế xây dựng nhà yến và hoàn thiện quy trình nuôi chim yến trong nhà là cấp thiết để làm cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà ở Khánh Hòa và trên toàn quốc.
Kiến thức nền tảng
A. Đặc điểm nhận dạng chim yến
– Đuôi ngắn, không chẻ
– Lưng không có khoảng trắng
– Đập cánh liên tục khi bay
– Không bao giờ đậu
B. Vị trí thích hợp nuôi chim yến
– Gần một căn nhà Yến có sẵn
– Nơi chim Yến bay qua trên đường đi kiếm ăn và trên đường về tổ
– Nơi kiếm ăn hàng ngày của đàn Yến.
– Gần ao, hồ, mặt nước;
– Không có nhiều cây cao chắn tầm nhìn và vòng lượn
C. Kết cấu và kích thước nhà nuôi chim yến
– Nhà khung bê tông cốt thép, mái đổ bê tông, tường xây gạch 20cm
– Nhà cấp 4 – cột gạch, tường xây gạch 20cm, mái lợp tôn cách nhiệt
– Nhà khung thép tiền chế, tường và mái bằng tôn cách nhiệt
– Kích thước nhà nuôi chim yến trung bình là 5m x 20m, kích thước lý tưởng là 8m x 20m và tối thiểu là 4m x 10m
D. Kích thước lỗ ra vào và các phòng trong nhà yến
– Lỗ ra vào có chiều cao từ 30 – 40cm, chiều ngang từ 50 – 70cm .
– Kích thước phòng lượn tối thiểu 4m x 4m, chiều cao từ 2m – 2.5m
– Kích thước các phòng trong nhà tối thiểu 4m x 4m, tối đa 8m x 16m. Chiều cao tối thiểu 2.2m, tối đa 3m .
– Lỗ thông tầng từ 1m x 1m đến 4m x 4m
E. Nhiệt độ – độ ẩm & ánh sáng
– Nhiệt độ thích hợp từ 26-30 độ, lý tưởng là 28-29 độ
– Độ ẩm thích hợp từ 70%-85%, lý tưởng là 75%-80%
– Ánh sáng thích hợp từ 0.02 – 0.10 lux
– Phải có hệ thống thông hơi, thoáng khí
F. Âm thanh và mùi bầy đàn
– Âm thanh dụ chim yến hiện nay có rất nhiều loại tiếng, nhưng nói chung gồm có 3 loại : Loại tiếng ngoài dùng để hấp dẫn chim yến quy tụ lại ; Loại tiếng hút để thu hút chim chui vào nhà và loại tiếng trong để dụ chim yến tưởng rằng nhà này đã có nhiều chim yến ở .
– Tiếng ngoài và tiếng hút được mở từ 5h sáng – 8h tối . Tiếng trong được mở từ 5h sáng – 12h đêm. Không nên mở tiếng qua đêm .
– Dùng các dung dịch tạo mùi để chim yến tưởng rằng nhà này đã có nhiều chim yến ở . Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch tạo mùi như : Bột rải sàn KW3, PW-Cair, PW Concentrate, Love Potion .v.v…. và phân chim yến thật . Tùy theo công trình và điều kiện mà chọn lựa cho phù hợp.
Điều kiện làm nhà nuôi yến
a/Nhà có diện tích 100m2 trở lên, nhà nuôi yến thành phố phải cao hơn nhà xung quanh nhà kế bên, phải có chuồng lượn của yến theo mô hình tự nhiên, nhà vùng quê thoáng thì điệu kiện tốt cho chim bay lượn và nguồn thức ăn nhiều hơn.
b/ Người muốn nuôi yến có điều kiện thực hiên nuôi yên trong nhà, nên mời bên tư vấn đến khảo sát kiểm tra thực tế, vùng muốn nuôi yến đạt số lượng chim yến có khả quan mới đầu tư xây dựng nhà nuôi chim yến, tiếp theo các bước thực hiện xây dựng như thế nào chuẩn tạo mô hình như thiên nhiên và thực hiện chuyển giao công nghệ nuôi yến sào trong nhà.
c/ Nhà đang ở nâng thêm tầng để nuôi, bên công ty tư vấn đến khảo sát thực tế, hướng dẫn cách làm cụ thể, chừa lổ thông thoáng đúng qui cách, và kiển tra hướng chim ra vào theo đúng qui trình tự nhiên thích hợp điều kiện chim yến làm tổ. (Ví dụ: với căn nhà một trệt, một lầu. Tầng trệt dùng làm phòng giao dịch, tầng lầu trên tiến hành nuôi chim yến vẫn tốt.)
d/Nếu nhà xây mới hoàn toàn riêng cho việc nuôi chim yến, bên công ty tư vấn cử người đến hướng dẫn theo giỏi trong quá trình xây dựng đúng qui trình nuôi chim yến,theo đúng mô hình đạt chuẩn gần như tự nhiên, để chim yến khám phá thích nghi, tìm nơi an toàn cho chim yến ở lại làm tổ.
Chọn địa điểm khu vực xây dựng nhà nuôi yến gần sông hồ, đồng ruộng là môi trường lý trưởng thích nghi nhất cho chim yến
Kỹ thuật thiết kế và xây dựng nhà yến
Kích thước ngôi nhà yến
Để mang lại hiệu quả thì diện tích đất để xây dựng nhà yến tối thiểu là 100m2, kích thước các nhà yến hiện nay được xây dựng ở Việt Nam mang lại sản lượng cao là 5×20 m, 6x21m, 7x15m đến 10x20m, ngoài ra cũng có những nhà yến được đầu tư quy mô lớn như 20x30m hoặc lớn hơn. Khi đầu tư xây dựng nhà yến, thì kích thước và số tầng phụ thuộc vào quần đàn chim yến sinh sống ở khu vực đó để tính được thời gian thu hồi vốn sau khi nhà yến hoạt động để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhà yến được xây thành nhiều tầng, chiều cao mỗi tầng từ 3m – 4,5m, tùy theo điều kiện môi trường khí hậu ở từng vùng. Ở những vùng nhiệt độ và biên độ nhiệt cao thì chiều cao tầng từ 3,5m – 3,9m để tạo sự thông thoáng và nhiệt độ tối ưu. Ở những vùng biên độ nhiệt thấp như khu vực miền Tây Nam Bộ thì chiều cao tầng 3,2m – 3,4m.
Lối chim vào nhà yến
Vị trí của các lỗ chim bay ra bay vào rất quan trọng trong việc thu hút chim yến đến ở và đó là điều kiện quyết định trong sự phát triển số lượng chim. Có hai phương án mở lỗ chim là sử dụng giếng trời để khoảng trống cho chim bay xuống nhà yến và phương pháp mở lỗ từ chuồng cu. Kích thước mở lỗ chim bay ra vào nhà yến tùy theo từng kiểu nhà, nhưng tối thiểu là 30x40cm.
Mô hình và vật liệu được sử dụng trong xây dựng nhà yến
Ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng 3 loại mô hình nhà yến như sau:
+ Mô hình xây nhà yến bằng gạch, bê tông cốt thép là mô hình phổ biến nhất hiện nay, rất phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của Việt Nam, đặc biệt khu vực các tỉnh miền Trung thường xuyên chịu nhiều ảnh hưởng của bão lụt. Ngoài vật liệu gạch truyền thống thì hiện nay một số nhà yến còn ứng dụng vật liệu gạch không nung (vật liệu nhẹ). Mô hình này có độ bền và tuổi thọ cao, đảm bảo tốt điều kiện nhiệt độ và độ ẩm trong nhà yến.
+ Mô hình xây dựng 3D đang được các nhà đầu tư thực hiện tạo mô hình cấu trúc hấp dẫn trong các khu du lịch. Hiện nay một số nhà yến ở miền Nam sử dụng mô hình này để thiết kế xây dựng mô hình núi nhân tạo nuôi chim yến. Nguyên tắc thiết kế và thi công của mô hình này là đan khung thép rồi phun hỗn hợp vữa xi măng và chất phụ gia. Mô hình này tuổi thọ thấp, có nhiều công trình 5 -7 năm đã có dấu hiệu xuống cấp rất khó khắc phục, chi phí đầu tư cao.
+ Mô hình nhà lắp ghép bằng tấm lợp thông minh là mô hình được thực hiện theo hình thức thiết kế khung sắt, lợp mái và bao bọc tole, tấm lợp thông minh. Bên trong nhà được cách nhiệt bằng xốp 10cm và tấm Prima/Cemboard dùng làm tường bên trong. Mô hình này chủ yếu được sử dụng ở Việt Nam (một số nhà yến ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ). Mô hình này có ưu điểm là thi công nhanh, vật liệu nhẹ, phù hợp với vùng địa chất yếu như đồng bằng sông Cửu Long nhưng có nhược điểm là độ bền thấp, khó điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm trong nhà yến.
Ngoài ra còn có một số mô hình xây dựng kết hợp người ở sinh hoạt ở dưới và nuôi chim yến ở tầng trên.
Kỹ thuật xây dựng nhà và nuôi yến tại Việt Nam phải được thiết kế phù hợp với điều kiện đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng ở nước ta. Do đó người thiết kế, đơn vị tư vấn phải thực sự nắm rõ các yếu tố địa lý tại các địa phương, vùng miền để hoàn thành thiết kế và thực hiện kỹ thuật xây dựng nhà yến hiệu quả.
Các nhà khoa học, các chuyên gia, các đơn vị tư vấn nỗ lực trong nghiên cứu khoa học, giải pháp sáng tạo kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm trong thực tiễn để bổ sung tổng hợp quy trình kỹ thuật xây dựng nhà yến ngày càng hoàn thiện đạt hiệu quả cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam theo định hướng bền vững.
Từ khóa: xây dựng nhà nuôi yến giá thành tốt nhất, mô hình nhà nuôi trong nhà yến thành công nhất, kinh nghiệm nuôi nhà yến thành công, tư vấn kỹ thuật nuôi yến nhà cấp 4, tư vấn thiết kế nhà nuôi yến
Theo Kỹ thuật xây nhà yến - Kỹ thuật nuôi yến
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó