Chăn nuôi
Các giống gà tây hiện nuôi ở nước ta
Có thể nói mà không sợ lầm, các giống gà tây hiện nuôi tại nước ta, hầu hết đều không còn rặc giống. Chúng đã lai tạp qua nhiều đời với nhiều giống khác nhau. Đó cũng là điều dễ hiểu, do từ đời trước đến nay, nghề chăn nuôi chỉ do tính tự phát ở dân mà ra, ngay sách vở, tại liệu hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi giống gà này cũng quá thiếu, khiến người nuôi chỉ biết tin cậy vào kinh nghiệm của chính mình mà thôi.
Tiêu chuẩn chọn giống gà Tây tốt
Những giống gà Tây hiện đang nuôi trong nhiều vùng tại nước ta, đa số lai từ giống gà tây đen, và số còn lại lai từ các giống gà tây trắng. Do lai tạp nhiều đời nên chúng không được lớn con như chính giống và sinh sản cũng kém hơn.
Trước đây khoảng năm sáu mươi lăm, một số điền chủ người Pháp (qua Sở Thú Y của Pháp) và một số người Ấn Độ đã nhập một số gà Tây vào nuôi tại nước ta; trong đó có các giống mang sắc lông màu đồng, màu đen, màu trắng, mà khoảng ba bốn mươi năm trước đây chúng tôi còn tận mắt thấy nhiều vùng ở miền Trung và miền Nam. Mà trong đó nhóm gà tây lông đen được nuôi nhiều nhất.
Thật ra, nuôi chung chạ nhiều giống gà tây với nhau theo cách nuôi của người mình trước đây, không tài nào giữ được sự rặc giống, vì trong mùa sinh sản, gà tây từ trống đến mái đều giao phối loạn xạ với nhau nên tạo ra những đàn con lai. Đó là điều không thể tránh khỏi. Đa số loài vật dù không đa thê nhưng cũng có cách giao phối như vậy. Ngay bồ câu mà nhiều người tưởng lầm là cả đời vợ chồng chúng sống chung tình, chung thủy với nhau, nhưng nếu nuôi tập thể thì sẽ thấy từ con trống đến con mái đều ngoại tình cả. Trong giờ chim mái ấp thì bồ câu trống tự do đi “gù” những mái khác và trong khi chim trống ấp thì chim mái cũng sẵn sàng nằm xuống trước sự tán tỉnh của con trống lạ. Do đó, nuôi bồ câu kiểng tập thể ổ nào trứng cũng đủ cồ. Gà ta gà tây nuôi tập thể cũng vậy!
Gà tây đen
Gọi là gà tây đen vì trên thân chúng có sắc lông màu đen nhiều hơn sắc lông trắng. Lông trắng chỉ điểm xuyến ở rìa cánh và rìa đuôi. Gà tây đen thường được nhiều nơi chọn nuôi do chúng có khối lượng cơ thể lớn: Trống có thể nặng đến 12kg, và mái cũng cân nặng bảy tám kí lô. Hình như giống gà tây đen có sức đề kháng mạnh hơn những giống gà tây nuôi khác, nhất là giống trắng, nên dễ nuôi hơn, tỷ lệ nuôi sống cao hơn so với vài giống khác trong giai đoạn gà con nhỏ tháng tuổi.
Giống gà tây lông đen đang nuôi tại nước ta do đã lai tạp nên sức nặng của gà tây trống chỉ khoảng bảy tám ký và gà mái khoảng 3,5 kg mà thôi. Sản lượng trứng trong mùa đạt từ 60 đến 70 trứng. Trứng có màu trắng ngày điểm nâu nhạt. Giống này siêng ấp và nuôi con giỏi nên được nhiều người chọn nuôi.
Gà tây lông màu đồng
Đây là giồng gà tây có bộ lông nâu pha ánh sắc màu đồng. Giống gà này rất lớn con, có thể được xem là lớn nhất trong các giống gà tây, và trứng của nó cũng lớn, nặng từ 120 đến 150gr mỗi quả. Gà trống giống này có bộ ngực rộng. Gà rừng lông màu đồng nặng khoảng 20kg và gà mái cũng đạt trên 10kg. Còn gà nhà giống này cũng lớn con, trống nặng trên 15kg và mái từ 8 đến 10kg, nên được nhiều người chọn nuôi. Giống gà này đẻ sai, có thể đẻ 100 trứng mỗi mùa, vỏ trứng có nhiều chấm nâu sẫm. Hiện nay trong nước ta hiếm thấy giống gà có sắc lông màu đồng này.
Gà tây lông trắng
Gà tây lông trắng có nhiều giống, lớn con có mà nhỏ con cũng có. Giống lớn con, còn gọi là gà tây ngực rộng (Broad breasted large white), xuất xứ tại Mỹ, con trống nặng khoảng 15kg. Còn giống mà người Việt thường chọn nuôi trước đây không rõ xuất xứ tại đâu, nhưng căn cứ vào khối lượng cơ thể của chúng có vẻ nhỏ hơn gà tây lông đen, nên nhiều người cho rằng chúng có khả năng là giống gà tây trắng của Hà Lan (White Holland), vốn là giống gà được nuôi phổ biến ở châu Âu. Giống gà Tây trắng này, con trống chỉ đạt trên dưới 12kg, con mái nặng chừng bảy tám kí. Sở dĩ giống gà tây trắng Hà Lan được nhiều người chuộng do có thịt mềm và thơm ngon, chúng cũng đẻ sai như gà tây lông đen. Giống gà tây lông trắng hiện nuôi tại nước ta do lai tạp nhiều đời nên vóc dáng nhỏ, gà trống đạt khoảng sáu bảy kí, và gà mái khoảng 3,5 kg mà thôi.
Trong khi chờ đợi nhập về các giống mới, chúng ta nên chọn nuôi những giống gà tây vừa có khối lượng cơ thể lớn, vừa đẻ sai mới mong thu được nhiều lợi.Các giống gà tây hiện nuôi ở nước ta
Kỹ thuật chăn nuôi gà Việt Nam
Từ khóa: giống gà tây có ở việt nam, mua bán giống gà tây, cung cấp giống gà tây, mua bán gà tây giống, giới thiệu các giống gà tây hiện có ở việt nam
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó