Chăn nuôi
Cách úm heo trong mùa lạnh
Trong chăn nuôi heo hiện đại, việc úm heo không còn là điều quá xa lạ với mỗi người dân chăn nuôi. Tuy nhiên mỗi vùng, mỗi người lại có những cách làm khác nhau do những đặc thù riêng từng vùng miền cũng như từng điều kiện chăn nuôi khác nhau. Tất cả những phương pháp đó cùng có một mục đích là nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Úm heo ở giai đoạn heo nhỏ giúp heo có sức khỏe tốt trong giai đoạn theo mẹ, nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng hấp thu sữa mẹ và hạn chế các bệnh trong gia đoạn này (đặc biệt hiện tượng tiêu chảy heo con), giảm việc thất thoát đầu con. Quan trọng nhất là heo con có một bước khởi đầu tốt để phát triển trong các giai đoạn sau.
Để thành công trong giai đoạn này việc quan trọng đó là chuẩn bị và lựa chọn chuồng úm heo sao cho phù hợp với điều kiện chăn nuôi của trang trại, vùng miền, có giá thành hợp lý, chất liệu phù hợp.
Nhiệt độ úm heo
Cũng giống như úm gà, để úm heo thành công chúng ta cần theo dõi nhiệt độ chuồng nuôi, nhiệt độ quây úm sao cho đạt nhiệt độ phù hợp với heo con trong giai đoạn đầu .
Trong chăn nuôi hiện nay nhiệt độ thích hợp cho heo con trong giai đoạn úm khoảng là 30ºC, nhiệt độ trong ngày đầu tiên cần duy trì ở 35ºC sau đó giảm dần 0,5ºC mỗi ngày sau đó với mùa đông và 1ºC mỗi ngày với mùa hè.
Với từng điều kiện chăn nuôi chúng ta nên úm heo trong cả quá trình heo con theo mẹ và trong tuần đầu sau khi chuyển sang chuồng heo cai sữa.
Để duy trì nhiệt độ quây úm heo như trên ta cần có nguồn cung cấp nhiệt.
Trong chăn nuôi hiện nay có 2 nguồn cung cấp nhiệt chính đó là bóng điện và úm bằng ga.
- Úm bằng bóng điện: với ưu điểm dễ dàng thực hiện, khá an toàn và có hiệu quả cao. Tuy nhiên phương pháp này khá tốn kém.
Hiện nay tại các nông hộ đang sử dụng bóng đè hồng ngoại 100w để úm heo (1 bóng/1 ô úm)
Úm heo bằng điện
- Úm bằng ga: đây là phương pháp tiết kiệm chi phí (đa phần các trại có bioga), cần chú y rằng phương pháp này mức độ an toàn không cao dễ gây cháy nổ, khi úm bằng ga cần tính tới quá trình thoát khí và thông thoáng chuồng nuôi (ga sử dụng oxy để đốt cháy và sinh nhiệt) ngoài ra việc điều chỉnh nhiệt úm cũng cần lưu ý thường xuyên hơn khi úm bằng bóng úm.
Mỗi một quây úm cần thiết kế sao cho dễ thao tác, dễ di chuyển, và phù hợp với số heo trong chuồng.
- Bình thường mỗi quây úm có diện tích để úm cho 12 heo con mới sinh trong tuần đầu. Với chuồng nuôi hiện đại ( chuồng sàn ) chuồng úm có diện tích 3,5 m²- 4m² (bằng 3 tấm đan)
Quây úm cần đủ rộng cho đàn heo con
-Với chuồng nuôi ngoài dân ta có thể xây thêm 1 ô úm heo có diện tích 3,8 m² để có thể đảm bảo sức khỏe cho đàn heo con. Chuồng úm này có thể xây trong chuồng heo mẹ hoặc ngoài chuồng heo mẹ.
Bố trí ô úm phù hợp với mỗi điều kiện nuôi |
-Ta cũng có thể đóng những ô úm heo bằng gỗ hoặc hàn bằng kim loại để tiện di chuyển giữa các ô chuồng.
Ô úm được đóng cố định ( ảnh minh họa )
- Hiện nay trên thị trường cũng có bán sẵn chuồng úm có kích thước 96 x 40 x 50 với đa dạng các chất liệu.
Đệm lót trong úm heo
Tất cả các kiểu chuồng úm heo trên ta nên chú ý tới chất liệu lót nền, hiện nay chất liệu đang được sử dụng rộng rãi là gỗ được ghép thành ván. Trong thời gian gần đây trên thị trường đã có tấm lót bằng sợi polyner khá thuận tiện và cho hiệu quả cao.
Việc dùng tấm lót hay ván gỗ giúp lồng úm giữ nhiệt tốt hơn ngoài ra còn hạn chế hiện tượng tiêu chảy do heo nằm tiếp xúc trực tiếp với nền xi–măng.
Sàn chuồng úm làm bằng gỗ
Giữ thông thoáng chuồng trong úm heo
- Đối với chuồng nuôi ngoài dân việc giữ chuồng thông thoáng thường ít cần chú ý tới, nhưng việc chắn gió vào mùa lạnh lại rất cần thiết. Với kiểu chuồng nuôi này ta cần bố trí chuồng úm bên trong bạt chắn gió và nên thiết kế ô úm kín gió.
- Đối với chuồng kín việc đảm bảo nhiệt cho heo con trong giai đoạn úm là cần thiết tuy nhiên để đảm bảo việc úm heo hiệu quả ta cần chú ý tới quá trình thông gió trong chuồng nuôi. Đối với chuồng úm tốc độ gió cần đảm bảo ở mức 1,5m/s và duy trì độ ẩm 60ºC. Tuy nhiên với mùa nóng việc cân bằng nhiệt độ ô úm và nhiệt độ chuồng nuôi, tốc độ gió trong chuồng nuôi cũng cần được chú ý.
Ta có thể dùng bạt để ngăn không cho heo con bị gió lùa mà vẫn giữ cho chuồng nuôi được thông thoáng bằng cách ngăn bạt từ dưới lên đến thành chuồng úm ở trước mỗi ô úm, ngoài ra cần che bạt từ dưới lên tới 50% giàn mát để đảm bảo không khí bên trên chuồng nuôi vẫn được thông thoáng và heo con không bị gió lùa.
Đối với chăn nuôi tại nông hộ nên có các biện pháp che chắn gió vào mùa lạnh để đảm bảođàn heo con luôn ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè, với chuồng úm heo cần thiết kế nơi cao của chuồng, kín gió và đặc biệt tránh heo mẹ làm vỡ bòng úm và đèn sưởi.
Với chuồng úm của heo không nên bố trí máng ăn, máng uống bên trong mà nên bố trí bên ngoài. Chuồng úm cần phải bố trí hợp lý chuồng nuôi để thuận tiện các thào tác trên heo con, dễ dàng kiểm tra nhiệt và điều chỉnh nhiệt. Với mỗi kiểu chuồng có những cách bố trí như sau:
Bố trí ô úm với chuồng nuôi tại nông hộ
Bố trí ô úm với chuồng nuôi hiện đại
Bố trí ô úm trong thực tế
Sau khi lựa chọn và bố trí chuồng úm heo con, ta nên bật bóng úm trước khi heo đẻ có thể bật ngày khi heo đẻ. Trong quá trình chăm sóc heo cần lưu ý hành vi của heo để có những điều chỉnh phù hợp.
phân phối bóng đèn hồng ngoại, bóng đèn úm cho gia cầm gia súc
Xem thêm tại đây: http://tiepthinongnghiep.com/quang-cao-san-pham-chan-nuoi/phan-phoi-bong-den-hong-ngoai-bong-den-um-cho-gia-cam-gia-suc-54.html | Tiếp Thị Nông Nghiệp
Theo Tiến Dũng / VietDVM
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó