Chế độ thức ăn, nước uống trong kỹ thuật chăn nuôi vịt

Ngày đăng: 2015-10-28 11:30:56


Chế độ thức ăn, nước uống cho vịt là một phần quan trọng trong kỹ thuật chăn nuôi vịt thả vườn. Để đạt năng suất chất lượng vịt cao nhất, người chăn nuôi nên thực hiện đúng cũng như hiểu rõ về lượng thức ăn, nước uống thích hợp cho vịt.

 

Chế độ nước uống

Vịt là loại thuỷ cầm cần rất nhiều nước uống nên bà con cần cung cấp đủ nước cho vịt theo yêu cầu kỹ thuật chăn nuôi. Nước uống cho vịt phải đảm bảo nước trong sạch và thường xuyên cho vịt uống cả ngày lẫn đêm. Ở tuần tuổi thứ nhất không cho vịt uống nước quá lạnh.

Nhu cầu về nước uống:

1 – 7 ngày tuổi: 120 ml/con/ngày

8 – 14 ngày tuổi: 250 ml/con/ngày

15 – 21 ngày tuổi: 350 ml/con/ngày

22 – 56 ngày tuổi: 500 ml/con/ngày

Kỹ thuật chăn nuôi vịt có yêu cầu cao về chế độ thức ăn, nước uống cho vịt

Kỹ thuật chăn nuôi vịt có yêu cầu cao về chế độ thức ăn, nước uống cho vịt

Chế độ thức ăn

Vịt con từ 1 - 3 ngày tuổi

Thường dùng gạo lức nấu chín thành cơm hay bắp mảnh nấu chín, sau đó để nguội đổ ra các nong hoặc trải nilon rồi đổ đều thức ăn ra. Cứ 3 - 4kg gạo nấu cho 100 con vịt ăn trong 1 ngày, chia làm 4 - 5 bữa (trong đó có 1 bữa vào 10 giờ đêm để kích thích cho vịt ăn được nhiều). Khi vịt ăn xong phải cho vịt uống nước sạch pha với bột úm gia cầm liều lượng 3 – 5g/ 1kg thức ăn.

Chú ý: Trong giai đoạn vịt từ 1 - 3 ngày tuổi không nên cho chúng ăn thêm thức ăn đạm (con ruốc, cá, tôm, tép khô) để tránh tình trạng thức ăn không được tiêu hóa hết, khiến vịt bị trúng độc thức ăn rồi chết.

Vịt con từ 4 - 10 ngày tuổi

Tập cho vịt ăn thêm rau xanh, rong, rêu trộn lẫn với cơm. Ngoài ra cho vịt ăn thêm mồi (con ruốc, tôm, tép, khô cá cơm), tập cho ăn mồi từ ít tới nhiều, không nên cho vịt ăn quá nhiều một lúc vì chúng dễ bị bội thực chết. Nên trộn thêm glucanphos (3 – 4g/kg thức ăn) vào thức ăn giúp vịt tăng sức đề kháng bệnh.

Vịt con từ 11 - 16 ngày tuổi

Cho vịt ăn thức ăn bằng gạo lức hay bắp xay không cần nấu chín mà chỉ cần ngâm vào nước cho mềm hoặc thức ăn công nghiệp dùng cho vịt con. Đến khi vịt được trên 15 ngày tuổi thì bắt đầu cho chúng ăn lúa nấu chín, có thêm cám và rau xanh càng tốt. Mỗi ngày nên cho ăn 2 bữa kết hợp với chăn thả ngoài đồng để vịt kiếm thêm thức ăn. Trong giai đoạn này phải bổ sung chất đạm như tôm, cua, cá khô băm nhỏ... vào thức ăn cho vịt kết hợp bổ sung khoáng vi lượng MP – ANTOVIT (3 – 5 g/kg thức ăn) hoặc MP – VITAMIX (3 – 5g/ kg thức ăn) giúp cho vịt phát triển bộ xương, mau lớn.

Nắm vững kỹ thuật chăn nuôi vịt giúp bà con đạt năng suất, chất lượng vịt cao

Nắm vững kỹ thuật chăn nuôi vịt giúp bà con đạt năng suất, chất lượng vịt cao

Vịt con từ 17 ngày tuổi trở đi

Thời gian này vẫn cho vịt ăn lúa nấu chín kết hợp với lúa không nấu hoặc thức ăn công nghiệp. Đến ngày thứ 20 trở đi không cần phải nấu lúa nữa mà cho vịt ăn lúa thường kết hợp trộn với MP – ANTOVIT hoặc MP – VITAMIX…

Vịt từ 22-56 ngày

Giữ nguyên lượng thức ăn 74g/con/ngày, yêu cầu về chất lượng thức ăn ngoài việc đảm bảo nguồn năng lượng và đạm trong khẩu phần cần chú ý không được sử dụng thức ăn mốc và ôi thối để tránh cho vịt nhiễm các độc tố, đặc biệt là độc tố Aflatoxin.

Các nguyên liệu làm thức ăn cho vịt là: Thóc, bột cá nhạt, đầu tôm, đỗ tương, khô dầu đỗ tương, Premix vitamin, Premix khoáng, cám gạo,cua, ốc… Không nên sử dụng khô dầu lạc trong khẩu phần cho vịt, riêng ngô nên sử dụng ngô hạt không quá 20% trong khẩu phần. Sau 30 ngày tuổi, vịt đã ăn được lúa và tự kiếm được mồi.

Kỹ thuật cho ăn

Trước khi cho vịt ăn phải dọn máng, quét bỏ những thức ăn thừa, hôi, thối và mốc, cho vịt ăn làm nhiều lần trong ngày để tránh rơi vãi và ôi chua, tách những con nhỏ, yếu cho ăn riêng để vịt được ăn đều, không bị đói.

Đinh Ly (T/h)

 






TIN TỨC KHÁC :