Chăn nuôi
Hãy đi chậm và quan sát chuồng trại heo
Nếu chăm sóc heo từ nhỏ tốt thì khi xuất chuồng mọi việc sẽ dễ dàng. Việc chuẩn bị xuất heo phải bắt đầu ngay từ khi heo còn nhỏ. Bài viết dưới đây tóm tắt những vấn đề trọng tâm trong diễn đàn “Nuôi dưỡng và vận chuyển heo” vào tháng 6 năm 2009, tại Des Moines, Iowa.
1. Nhập heo vào chuồng một cách thành công:
Khi heo vào chuồng mà chuồng trại đã được chuẩn bị an toàn, môi trường quản lí phù hợp thì trên thực tế thành công đã bắt đầu. Câu hỏi thường xuyên nên đặt ra với nhân viên sản xuất là “chuồng trại đã sạch sẽ chưa, đã làm sạch các chất hữu cơ hay chưa?”.
Vệ sinh và sát trùng là hai vấn đề cơ bản, nhưng giữ cho chuồng trại được khô ráo là một yêu cầu quan trọng đối với hiệu quả của việc sát trùng mà đôi khi chúng ta hay quên kiểm tra! Nếu chuồng trại được giữ khô thì vi khuẩn và virus sẽ bị tiêu diệt nhanh nhất. Và máng ăn cũng cần phải có thời gian giữ khô tương tự.
Thuốc sát trùng tiêu độc có thể gây nguy hại cho heo và cả cho người. Ví dụ như thành phần chất chống đông trong thuốc sát trùng, chủ yếu là ethylene glycol 5%, nếu hít vào có thể gây tổn thương tới thận. Vì vậy nhân viên khi tiến hành vệ sinh tiêu độc phải sử dụng áo bảo hộ, găng tay, kiếng.
Khi di chuyển heo để làm trống chuồng cần phải nắm chính xác số lượng heo. Nên chia heo thành từng nhóm nhỏ, ra từng ô chuồng, để dễ dàng kiểm tra và quản lý số heo, tình trạng sức khỏe heo trong từng chuồng. Những heo này sẽ được tiếp tục quản lý cho đến khi xuất chuồng, vì vậy việc quản lý phải được thực hiện chặt chẽ và cẩn thận.
Việc chuyển heo vào các ô chuồng là việc làm quan trọng. Cần chú ý tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe của từng con, chuyển những con có dấu hiệu bất ổn về sức khỏe, không ăn cám sang ô heo bệnh và loại thải những con heo không còn giá trị. Để quản lí những heo bệnh, heo chậm lớn còi cọc… trang trại cần chuẩn bị chuồng trống. Nếu tính bình quân khi heo đạt trọng lượng 5,4kg sẽ bắt đầu cai sữa thì trong 1000 con sẽ có 2,5% (25 con) có trọng lượng rất nhỏ, những heo này cần được nhốt vào chuồng riêng để tập trung chăm sóc và quản lí.
2. Nhất nước:
Trong quá trình phân loại, chuyển heo và thực hiện chương trình dinh dưỡng cho heo thì việc đầu tiên phải tính đến là nước. Khi heo vừa vào chuồng chúng uống nước nhiều hơn ăn cám.
Trước khi phân loại heo vào các ô chuồng để nuôi dưỡng từ khi cai sữa đến xuất chuồng cần kiểm tra đầy đủ áp lực, lưu lượng và chất lượng nước. Nếu trong vòng 30 giây có thể làm đầy bình dung tích 20 oz (tương đương 567 gam nước) thì lưu lượng nước đó là vừa đủ, lúc đó áp suất là 15~20 psi. Núm uống nên lắp ngang với chiều cao vai heo.
3. Thảm ăn (Feed Mats):
Thảm ăn là dụng cụ cần thiết khi bắt đầu nuôi heo. Thảm ăn giúp heo ăn nhiều hơn. Mép của thảm ăn giúp giảm lượng cám rơi vãi. Heo ăn trên thảm trong trại cai sữa trong vòng 1~2 tuần, trại từ cai sữa xuất chuồng khoảng 2, 3 tuần. Khi heo bắt đầu bài tiết phân trên thảm nhiều ta lấy thảm ra.
Vấn đề trở ngại khi nuôi heo trên thảm mà ta thường gặp là nếu để thảm lâu ngày, các chất bài tiết của heo sẽ dính trên thảm. Vì thế các tấm thảm nên bố trí cách nhau một khoảng để tập cho heo bài tiết vào khoảng trống đó.
Heo dù nhỏ nhưng một ngày phải cho ăn 3 lần. Cần phải quan sát heo ăn cám, nếu cần thiết nên sờ vào bao tử heo để xác định chúng có ăn cám hay không. Những heo 3~5 ngày không ăn cám hoặc ngay từ đầu không ăn cám nên chuyển sang ô heo chậm lớn và có thể cho chúng ăn cám dạng cháo hoặc dạng lỏng.
Việc quan sát heo ăn cám sẽ giúp chia heo thành nhóm tốt hơn. Nếu chỉ căn cứ về hình dạng bên ngoài mà chia nhóm có thể gặp trường hợp thỉnh thoảng những heo có trọng lượng nặng cũng có vấn đề nếu chúng chỉ tiếp thu tốt chất dinh dưỡng từ sữa mẹ mà không tiếp nhận tốt dinh dưỡng từ cám, khiến heo có thể chậm lớn.
4. Tuần đầu tiên là rất quan trọng:
90% heo chậm lớn xuất hiện triệu chứng trong tuần đầu tiên. Chính vì vậy trong tuần đầu tiên phải quan sát kĩ những con có vấn đề để kịp thời điều trị.
Những con heo này cần được kiểm tra kĩ về tình trạng sức khỏe, cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp. Heo con chậm lớn là do không thích nghi kịp quá trình chuyển từ sữa mẹ sang cám. Heo con dạng này cần được cho ăn dưới dạng cháo và dạng gel. Heo con chậm lớn có thể do các loại vi khuẩn gây bệnh trên heo như Haemophilus parasuis, liên cầu khuẩn (Streptococcus), viêm da và các chứng viêm khớp, các loại virus như PRRS, circovirus, virus cúm heo… Trong trường hợp này cần chú ý bổ sung kháng sinh vào thức ăn để phòng và trị bệnh (có thể chích thuốc khi cần).
Heo sau khi đưa vào chuồng trại trong vòng 2 tuần đầu tiên phải đặc biệt chú ý quan sát các hoạt động của heo. Nếu heo bị stress heo sẽ không phát huy được khả năng miễn dịch, tăng khả năng bị nhiễm trùng.
5. Bước chậm và quan sát:
Điều cần thiết là chúng ta phải đi bộ với tốc độ hợp lý để quan sát rõ bầy heo.
Heo con vừa cai sữa, khi người quản lý bước vào chuồng, heo con phải chạy trốn chỗ này chỗ kia. Nhưng khi heo được khoảng 22,6 kg, thì heo chạy lại người quản lí. Bởi vì người quản lí mỗi ngày vào trong trại nên heo trở nên quen người. Chính vì vậy nếu thời gian người quản lí ở trong trại càng dài thì họ dễ dàng cảm nhận được tình trạng sức khỏe đàn heo của mình. Hãy tập cho mình thói quen đi chậm và quan sát.
Vào trại và đi chậm để heo không bị giật mình lo sợ. Đi bên ngoài quan sát xem heo có vết thương, có cắn hông, cắn đuôi của nhau. Cần đi vào trong chuồng trại để có thể nhìn thấy những bệnh về da, các vấn đề bất thường ở tai và mắt, biểu hiện triệu chứng trắng da hoặc vàng da… Có thể lùa cho heo chạy để xem chúng di chuyển, những con heo bị đau sẽ dạt ra, nằm hoặc đứng ở một góc chuồng. Đây là những triệu chứng đầu tiên giúp phát hiện heo bị sưng hoặc viêm đầu gối. Nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ có những ưu điểm sau.
1. Sẽ giảm được lượng thuốc cần điều trị sau này.
2. Số heo đào thải, heo chết, heo trọng lượng nhỏ khi xuất chuồng sẽ giảm.
3. Giảm số heo không có giá trị giết mổ.
Việc này sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện và điều trị heo có vấn đề, giảm tổn thất với những con trọng lượng nhỏ.
Điều trị sớm sẽ giúp giảm số lượng heo mắc những bệnh không thể chữa trị. Heo khi được khoảng 68 kg ta phải có những hành động đối xử đúng mực với heo. Khi tiếp cận heo nên đi từ phía bên hông, không đi từ sau tới.
Khi lùa heo lên xe không tiếp cận từ phía sau, không đuổi heo chạy trên đường dẫn hẹp. Làm như vậy heo dễ bị stress và bị thương. Xin nhắc lại thêm lần nữa là phải đối xử với heo thật đúng mực.
6. Thiết bị:
Quan sát heo uống nước. Nên điều chỉnh núm uống sao cho không bị xì và làm heo khó tiếp cận. Để heo uống nước dễ dàng nên lắp núm uống ở vị trí ngang với chiều cao vai heo.
Máng ăn cũng phải liên tục điều chỉnh. Nếu quản lí máng ăn tốt sẽ duy trì được lượng cám ăn vào và giảm lượng cám rơi vãi. Máng ăn được điều chỉnh tốt là khi cám đầy khoảng 50%.
Luôn chắc rằng hệ thống quạt, thông gió và các thiết bị đã được làm sạch và hoạt động tốt.
Nắm rõ chất lượng không khí ở toàn trại. Bố trí những chuồng heo bệnh ở những nơi không có gió lạnh lùa. Hãy trang bị các thiết bị về không khí và nhiệt độ trước khi heo được chuyển đến chuồng trại.
Các loại quạt gió và bạt che phải sử dụng phù hợp theo nhu cầu sinh lý và điều kiện tự nhiên của trại, cắt cỏ xung quanh trại, đặt bẫy chuột.
Hãy thường xuyên đi vòng quanh trại để có thể quan sát, phát hiện sớm các vấn đề phát sinh… khắc phục sớm giúp heo giảm được các vết thương và giảm tổn thất khi vận chuyển.
Theo Pig & Pork
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó