Chăn nuôi
Hướng dẫn cách làm thùng nuôi ong mật bằng xi măng
Nhận thấy hiện nay nhiều bà con nuôi ong mật giống nội dịa (nghiệp dư – để tại nhà) đang gặp khó khăn về thùng nuôi ong. Vì cây gỗ ngày càng khan hiếm, giá quá đắt. Thùng thường để ngoài trời mưa nắng, nên chỉ vài năm là mục nát, mối ăn. Lại nữa gần đây, đến mùa có mật nhãn, những người nuôi ong Ý (ong ngoại) đem về quá nhiều, để khắp nơi. Do số lượng quá lớn, lại đem về cùng một lúc, ong thiếu mật, đã đến cướp phá các đàn ong nội địa. Vì nhỏ con, sức yếu, thùng bị hư mục, hở hang, nên bị ong Ý cướp tan hoàng, nhiều người nuôi ong phải trắng tay về nạn này! Vì thế, tôi muốn đem chút kinh nghiệm của mình chỉ dẫn bà con làm thùng nuôi ong bằng xi măng, vừa rẻ tiền, dễ làm, không hư mục lại chống được nạn ong Ý cướp mật.
Vật liệu gồm có: Xi măng + cát và một ít mảnh ván 1cm x 3cm
Cách làm: Trước hết ta lấy các mảnh gỗ đóng thành nhiều khung để đúc các tấm xi măng ráp thùng.
1) Khung thứ nhất: (để ráp 2 miếng thành thùng) khung hình thang; có kích thước bên trong 43cm x 26cm x 25cm.
2) Khung thứ hai: (Để ráp mặt sau) khung hình chữ nhật có cạnh 30cm x 26cm.
3) Khung thứ 3: (Để ráp mặt trước) khung hình chữ nhật có cạnh 30cm x 25cm (Đúc xong cắt ở góc 1 ô chữ nhật để làm cửa ong ra vào)
4) Khung thứ 4: (Để ráp đáy) hình chữ nhật có kích thước 46cm x 31cm.
5) Khung thứ 5: (Để làm nắp) hình chữ nhật có kích thước 48cm x 33cm
6) Khung thứ 6: Làm thanh lợi có kích thước 27cm x 1,5cm.
II. Đúc các tấm xi măng
Trộn xi măng và cát theo tỉ lệ 1 xi măng + 2 cát, trộn đều, phả cho thật bằng mặt, để nhiều ngày cho khô cứng mới ráp (trước khi ráp thùng phải gắn 2 miệng lợi vàovà các tấm sau, trước).
III. Các ráp lại thành thùng
Lấy gỗ ghép một cái hộp hình chữ nhật (hoặc cưa khúc cây hay ráp các cục gạch) có kích thước 29cm x 20cm x 15cm.
Đặt hộp này trên tấm đáy thùng chiều dài nằm theo chiều ngang tấm đáy, chiều cao 20cm và rộng là 15cm, dựng 2 tấm thành trền tấm đáy, và dựa vào hộp này. Tiếp theo dựng 2 tấm trước và sau, cũng để trên mặt đáy và dựa vào đầu 2 tấm thành, lấy một dây cao su đã được cột thành khoanh tròn quàng qua 4 tấm này. Sau khi chỉnh sửa ngay ngắn lấy hồ xi măng đã trộn sẵn tỉ lệ 1 xi măng + 1 cát, dùng cọ quét hồ vào đáy và 4 góc. Khi thấy đã vững, lấy hộp ra và quét lại cho trơn láng. Thế là xong.
Cách làm chân thùng ong:
Chân thùng ong cũng làm bằng xi măng, để khỏi hư mục ngã đổ.
Cách làm như sau:
Cũng lấy xi măng trộn cát tỷ lệ 1 xi măng + 2 cát đúc nhiều khối như hình viên gạch ống nhỏ và các khúc vuông khác có cạnh 1dm và dài 4dm để làm trụ.
Lấy 3 viên gạch đặt châu đầu vào nhau, đổ hồ vào giữa, dựng trụ lên, tô thêm vào chân trụ. Vì 3 ngày sau xi măng cứng, ta lấy 3 viên nhỏ khác cũng đặt châu đầu như vậy, đổ xi măng vào giữa dựng nguyên trụ có gắn 3 viên nhỏ hôm trước và tô thêm xi măng ở chân trụ.
Như thế từ nay ta đã có thùng và chân xi măng dùng mãi mãi khỏi lo tốn tiền mua sắm.
Một điều lợi quan trọng nữa là thùng xi măng có thể chống lại nạn ong Ý cướp mật bằng cách: Khi có ong Ý về, ta cắt một miếng cacton (thùng giấy) đặt trên nắp thùng rồi mới đậy nắp lại để được kín. Cửa ong ra vào ta dùng đất dẻo bịt kín rồi dùng chiếc đũa dùi vài ba lổ nhỏ, ong ta ra vào được còn ong Ý lớn con không ra vào được.
Theo Farmvina
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó