Chăn nuôi
Hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng nuôi gà Tây
Trong đời sống hoang dã, gà tây rừng ở vùng Bắc Mỹ và Mexico cũng có lối sống giống như loại gà rừng của ta (Gallus Gallus Bankvia). Ban ngày gà xuống đất kiếm mồi, nhưng ban đêm chúng bay lên đầu trên các cành cây trong rừng để ngủ. Đó lá cách bảo toàn tính mạng, tránh sự lùng sục giết hại của hàng trăm loài mãnh thú như cọp béo, chồn cáo mà gà rừng là mồi ngon của chúng.
Nuôi gà tây gia cầm ta phải làm chuồng cho chúng ngủ, như vậy mới giúp chúng được yên tĩnh và ngủ ấm áp cho no giấc.
Nuôi gà tây tại nước ta và nhiều nước khác cũng vậy, thường nuôi theo cách chăn thả như cách nuôi có tính truyền thống là thả vườn nên chuồng chỉ là nơi để chúng ngủ vào ban đêm, hoặc trú ẩn trong những ngày mưa bão, lạnh giá. Do chuồng gà là nơi bảo vệ sức khoẻ của gà, nên việc làm chuồng có thể sơ sài, tạm bợ, nhưng phải đúng với kỹ thuật, thì kết quả mới thành công.
Đất làm chuồng
Bản tính của gà tây cũng như gà ta là chỉ thích ở nơi cao ráo, đất không bị úng ngập và quanh khu vực nuôi càng ít ao hồ càng tốt. Vì vậy, đất làm chuồng gà phải là đất cao ráo.
Chung quanh đất làm chuồng nếu có sẵn cây có nhiều bóng râm mát mẻ, lại có bãi cỏ rộng để làm nơi chăn thả lại càng thích hợp với giống gà thích ăn cỏ này.
Vì vậy, nếu gặp được mảnh đất màu mỡ lại càng hay, vì nhờ đó cỏ mới mọc được tươi tốt quanh năm, lại là nơi sinh sống tốt của các loại côn trùng như trùn, dế, cào cào, mối gián cùng nhiều thứ sâu bọ khác, cung cấp nhiều thức ăn nhiều đạm nuôi gà Tây. Nếu thả ra vườn, kiếm được thức ăn no đủ thì tối về dù có bữa ăn bổ sung, gà tây cũng chỉ ăn được một ít mà thôi.
Chọn hướng chuồng
Trước khi làm chuồng nên tính kỹ đến việc chọn hướng chuồng sao cho thích hợp giúp gà tây sống khoẻ mạnh.
Trước đây, nhiều người cho rằng chọn hướng chuồng là điều không cần thiết, vì tin rằng dù có hại đi nữa, thì sức chịu đựng của loài vật cũng mạnh hơn người, nên chúng “lướt” qua được hết, không chút ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của chúng. Lập luận như vậy là sai, vì nếu hướng chuồng không quay về hướng thích hợp, sẽ không bảo vệ được sức khoẻ cho gà, do khí hậu không thích hợp gây ra. Nếu trong chuồng lúc nào cũng bị bao trùm với không khí oi bức ngột ngạt, hoặc do mưa gió lạnh thường xuyên thổi thốc vào thì gà dễ bị bệnh, bị chết.
Chuồng gà nên quay về hướng Đông, để mỗi ngày được đón nhận ánh nắng ban mai, ấm áp và mát mẻ chiếu thẳng vào, nhờ đó mà chuồng được thông thoáng. Và nhờ ánh ban mai chứa nhiều tia cực tím giúp tiêu diệt các loại vi trùng, vi khuẩn ẩn nấp trong chuồng mà giúp cơ thể gà nhận được một lượng vitamin D3 giúp khung xương chắc chắn hơn, giúp gà tây sống mạnh khoẻ và sinh trưởng tốt.
Nếu chuồng gà quay về hướng Nam, trong ngày sẽ đón nhận được luồng gió mát mẻ từ hướng Nam thổi dến, dù trong những ngày hè nóng nực không khí trong chuồng cũng không bị oi, có lợi cho sức khoẻ của gà.
Cửa chuồng nuôi gà Tây không nên quay về các hướng Tây và Bắc. Nếu cửa chuồng quay về hướng Tây thì chiều nào cũng bị nắng quái chiếu thẳng vào. Nắng chiều được coi là nắng độc, chỉ làm cho chuồng nóng hầm hập. Và đây cũng là hướng bị mưa to gió lớn tạt thẳng vào khiến chuồng bị ướt át, lạnh lẽo, bất lợi cho sức khoẻ của vật nuôi.
Chuồng gà quay sang hướng Bắc lại càng nguy hại hơn vì sẽ hứng trọn luồng gió lạnh từ phương Bắc thổi vào, gà sẽ bị nhiễm lạnh, dễ bị đường hô hấp khó chữa trị.
Nền chuồng
Nuôi gà tây ít ai nuôi chúng dưới nền đất mà là nuôi sàn, vì bản tính của gà tây là thích ngủ nơi cao ráo. Mà dù nuôi theo cách nào thì nền chuồng cũng phải cao, không bị úng ngập và cũng không nên để nước tù đọng trong mùa mưa mới tốt. Dù vậy, quanh nền chuồng cũng nên tạo nhiều mương rãnh để việc thoát nước được dễ dàng.
Nền chuồng mà ẩm thấp quá sẽ có hại nhiều đến sức khoẻ của gà, vì đây là nơi sinh sống lý tưởng của các loại địch hại như vi trùng, vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho gà, lại gây trở ngại cho việc giữ vệ sinh khu vực nuôi.
Nếu nuôi gà tây trên nền đất thì tốt nhất nên tráng nền bằng xi măng, hay lót đan, hoặc lót gạch tàu vừa sạch sẽ lại vừa dễ quét dọn. Để tránh cho gà khỏi bị lạnh khi nằm ngủ trên đất, ta nên dùng rơm khô sạch lót trên nền chuồng một lớp dày chừng mười lăm phân để gà nằm được êm và ấp áp. Lớp rơm lót chuồng này ít ra mỗi tuần nên thay mới một lần. Rơm đã dùng rồi nên gom lại đốt bỏ để trừ khử hết mầm mống rận mạt sinh sôi nẩy nở trong đó.
Còn nếu nuôi gà tây trên sàn thì nền chuồng nếu không tráng xi măng, lót đan hay lót gạch, cũng nên nện đất cho kỹ, bên trên trải lớp trấu mỏng để phân nước thải của gà không thấm xuống nền chuồng. Lớp trấu này vài ba ngày nên thay mới một lần mới hợp vệ sinh.
Kiểu chuồng
Kiểu chuồng nuôi gà tây cũng giống như kiểu chuồng nuôi các loại gà khác. Có khác chăng là nên làm chuồng cao hơn, rộng hơi để phù hợp với thân xác to cao của gà tây.
Nuôi gà tây thả vườn
Điều yêu cầu phải đạt được là chuồng phải rộng rãi, chắc chắn và mát mẻ, nếu chuồng thông thoáng và sạch sẽ lại càng tốt. Một con gà tây trưởng thành chỉ cần một khoảng diện tích sàn chuồng độ 6 tấc vuông để ngủ qua đêm là tốt rồi.
Vật liệu dùng vào việc làm chuồng gà tây tốt xấu đắt rẻ ra sao là tuỳ thuộc vào khả năng tài chính, vào ý thích và sự tính toán khôn khéo của người nuôi. Nếu tính chuyện chăn nuôi quy mô lâu dài thì nên đầu tư vốn liếng nhiều vào việc làm chuồng, bằng loại vật liệu đắt tiền như gạch, tôn ngói, xi măng. Ngược lại, nếu chỉ nuôi số lượng ít và nuôi trong thời gian ngắn thì nên làm chuồng với vật liệu nhẹ lại rẻ tiền như tre lá, cây tạp cho đỡ tốn phí.
Tất nhiên, điều mà ai cũng biết là nếu chuồng làm bằng vật liệu đắt tiền thì chuồng vừa đẹp, vừa bền chắc lại hợp vệ sinh vì dễ quét dọn, dễ khử trùng. Còn loại chuồng làm bằng vật liệu rẻ tiền như tre lá tuy có ưu điểm là mát mẻ, nhưng mau hư hỏng, khó khăn trong việc xịt rửa quét dọn khi cần làm vệ sinh chuồng nuôi. Đó là chưa nói đến nhược điểm: mái tranh, vách lá vốn là nơi ẩn nấp lý tưởng của các loại chuột bọ, các vật ký sinh gây hại cho gà.
Như trên đã nói, chuồng gà tây càng được thông thoáng mát mẻ, và đồng thời giữ được sự ấm áp tránh được mưa hắt, gió lạnh tạt vào là nơi ở lý tưởng của gà. Muốn được vậy, sàn chuồng phải đủ rộng, mật độ gà nuôi không quá dày khiến chúng không có không khí để thở. Mái chuồng cũng nên cơi cao lên. Chung quanh chuồng cần có vách bao che kín đáo để ngăn ngừa gió lạnh lọt vào mới tốt. Hai bên vách chuồng nên trổ nhiều cửa sổ để ban ngày mở ra cho thông thoáng, ban đêm đóng kín lại để che chắn gió.
Mặt khác, cần có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu sự xâm nhập của chó mèo, chồn cáo, rắn chuột, những loài địch hại này sẽ giết hại gà tây cao, giành phần thức ăn của gà lớn, và truyền nhiễm nhiều thứ bệnh cho gà.
Theo Farmvina
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó